NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978

NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978
NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978
NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978

 

Sự lỗi thời của Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby so với những thay đổi mạnh mẽ của nền công nghiệp hàng hải đòi hỏi phải có quy định mới phù hợp hơn. Công ước Hamburg ra đời nhằm giải quyết những bất cập của Quy tắc Hague.

NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ LÀ GÌ?

Theo Khoản 1 và Khoản 2 thuộc Điều 1 về các định nghĩa trong công ước Hamburg:

  • 1. “Người chuyên chở” là bất kỳ người nào, tự mình hoặc trên danh nghĩa của mình, một hợp đồng vận tải bằng đường biển đã được ký kết với người gửi hàng
  • 2. “Người chuyên chở thực tế” là bất kỳ người nào được người chuyên chở ủy thác thực hiện việc chuyên chở hàng hóa hoặc một phần việc chuyên chở đó, và bao gồm bất kỳ người nào khác được giao phó thực hiện việc chuyên chở đó

PHÂN TÍCH NGƯỜI CHUYÊN CHỞ

Định nghĩa người chuyên chở nêu trong Điều 1.1 Quy tắc Hamburg là định nghĩa rất tổng quát và lôgic.

Nó quy định rằng, tất cả ai tham gia vào hợp đồng chuyên chở là người chuyên chở. Bất kể họ là chủ tàu hay người thuê tàu. Họ chỉ cần họ ký với người gửi hàng một hợp đồng vận chuyển đường biển.

Như vậy, người chuyên chở có thể bao gồm cả người gom hàng có ký một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển với người gửi hàng hoặc một người vận tải đa phương thức có ký một hợp đồng phụ với người vận chuyển đường biển để thực hiện chặng đường biển của hành trình.

NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978
NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978

NHỮNG BỔ SUNG

Có những cuộc thảo luận đi đến quyết định về những hợp đồng được ký kết nhân danh người chuyên chở tại thời gian thông qua, việc sử dụng thuật ngữ “trên danh nghĩa” (Whose name) là theo các khái niệm về người đại diện của hệ thống luật thành văn. Bao gồm hợp đồng chuyên chở (người đại diện được ủy quyền hợp pháp bởi chuyên chở tham gia ký).

Thuật ngữ “thay mặt” có thể được thừa nhận nhiều hơn ở các nước có hệ thống luật tập tục. Tuy nhiên, nó đã không được dùng vì theo luật dân sự thì nó bao gồm quá nhiều tình huống. Ví dụ, như khi một bên là người gom hàng, ký một hợp đồng vận chuyển hàng hóa về phương diện thương mại cho một ai đó nhưng về phương diện pháp lý thì anh ta chỉ tự ràng buộc chính mình.

PHÂN TÍCH NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ

Vì lý do lịch sử, Quy tắc Hague và Haque-Visby không phân biệt giữa 2 đối tượng chuyên chở. Hai quy tắc trên chưa đặt ra việc điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với nhau cũng như giữa chủ hàng và người chuyên chở thực sự, hay nói cách khác, là chưa trực tiếp giải quyết câu hỏi ai là người chịu trách nhiệm khi người ký hợp đồng chuyên chở ủy thác việc chuyên chở cho người chuyên chở thực sự.

NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978
NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THỰC SỰ THEO CÔNG ƯỚC HAMBURG 1978

Việc giải quyết câu hỏi này phải tham khảo luật của các quốc gia, các nước có thể đưa ra những quyết định khác nhau, điều đó làm tăng chi phí cho việc kiện tụng, tranh chấp và đưa ra quy định khác nhau về giới hạn trách nhiệm. Một câu trả lời chung được chấp nhận bởi các bên tham gia ký kết là thực sự cần thiết.

Hamburg định nghĩa về “người chuyên chở thực sự” tại Điều 1.2 và Điều 10 quy định việc cùng chịu trách nhiệm của người chuyên chở thực sự với người chuyên chở ký hợp đồng đối với tổn thất hay tổn hại hoặc chậm trễ giao hàng có thể quy cho lỗi của người chuyên chở thực sự, dó là người “… được người chuyên chở ủy thác thực hiện việc chuyên chở hàng hóa hoặc một phần việc chuyên chở…”.

 

Đọc thêm:

Công ước Hamburg đối với công nghiệp hàng hải 

Chuyển phát nhanh Gạo đi Mông cổ 

Rate this post