Phân biệt hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (Direct)

Phân biệt hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (Direct)

Phân biệt hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (Direct)

Chuyển tải là gì? Quy trình chuyển tải (VIA) như thế nào, có khác gì so với đi trực tiếp (Direct) không và điều kiện để trở thành cảng trung chuyển là gì? Tất cả đều sẽ được đề cập ở bên dưới. 

Phân biệt hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (Direct)
Phân biệt hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (Direct)

Phân biệt DIRECT và VIA trong vận chuyển

Hàng chuyển tải (VIA):

  • Vận chuyển hàng bằng 1 hoặc nhiều con tàu, khi tàu không thuận đường để chuyển hàng hoá đến nơi giao hàng hoặc không đủ lượng hàng đến cảng đích; khi đó, tàu sẽ ghé tại một cảng trên đường đi sang hàng qua cho 1 con tàu khác để gom hàng tới cảng đích, nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
  • Như vậy, hàng được bốc lên tàu ABC thì khi dỡ hàng hàng nằm trên tàu XYZ, có thể hàng được chuyển tải qua nhiều tàu khác nhau trước khi lên tàu XYZ để về cảng đích.

Hàng trực tiếp (Direct):

  • Vận chuyển hàng từ cảng xuất phát đến cảng đích chỉ với 1 con tàu.
  • Không phải tàu đi thẳng 1 mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích, mà là dù tàu có cập nhiều cảng ở nhiều nước khác nhau nhưng hàng hoá được bốc lên tàu nào thì khi đến cảng dỡ hàng, hàng vẫn nằm trên con tàu đó.

Khi vận chuyển hàng hóa, bạn sẽ băn khoăn không biết nên chọn đi thẳng (Direct) hay chuyển tải (Via)? Hãy xem xét các ưu và nhược điểm của chúng thông qua các tiêu chí để lựa chọn sao cho phù hợp với thực tế lô hàng của bạn nhé!

Ưu Và Nhược Điểm Của Đi Thẳng (Direct) Và Chuyển Tải (Via)

Tiêu chí Đi thẳng (Direct) Chuyển tải (Via)
Thời gian Thời gian vận chuyển ngắn Thời gian vận chuyển dài vì phải chuyển tải
Chi phí với POL gần POD

 

POL (Port of Loading) – Cảng xếp hàng.

POL là nơi hãng tàu nhận hàng để xuất. Và tùy vào việc thanh toán bằng LC hay TT mà yêu cầu hãng tàu để thể hiện cho phù hợp hoặc book tàu cho đúng yêu cầu LC.

POD (Port of Discharge) – Cảng dỡ hàng/cảng trung chuyển/cảng đích.

Thấp Cao
Chi phí với POL xa POD Cao Thấp
Số lần xếp dỡ 1 lần Nhiều lần
Sự linh hoạt Kém linh hoạt vì có khá ít tuyến đi thẳng Linh hoạt vì có nhiều cách chuyển tải tại nhiều điểm khác nhau
Số lượng Ít Nhiều

Điều kiện để trở thành cảng trung chuyển (cảng chuyển tải)

Vị trí địa lý:
  • Gần các tuyến đường vận chuyển chính.
  • Vị trí trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
  • Kết nối hàng hóa nội địa
Ví dụ: Cảng Rotterdam ở trung tâm Châu Âu, cảng Hongkong kết nối Đông Nam Á.
Phân biệt hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (Direct)
Phân biệt hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (Direct)
Cơ sở hạ tầng:
  • Phải là cảng nước sâu (>13.5m) để tiếp đón tàu lớn.
  • Có bãi đất rộng để lưu container (CY-container yard).
  • Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, cải thiện hệ thống giao thông kết nối cảng biển,…
Vận hành:
  • Chi phí vận hành cảng thấp
  • Năng suất cảng cao
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu – thủ tục hải quan, liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

 

Rate this post