PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN VÔ DANH VÀ VẬN ĐƠN THEO LỆNH

PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN VÔ DANH VÀ VẬN ĐƠN THEO LỆNH

PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN VÔ DANH VÀ VẬN ĐƠN THEO LỆNH

Vận đơn đích danh, vận đơn vô danh hay vận đơn theo lệnh đều là những loại Bill of Lading thường được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển. Tuy nhiên, mỗi loại lại có nội dung và sử dụng cho những trường hợp vận chuyển khác nhau. Vậy cụ thể, ba loại vận đơn này là gì? Khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây của Vietship sẽ tổng hợp chi tiết.

PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN VÔ DANH VÀ VẬN ĐƠN THEO LỆNH
PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN VÔ DANH VÀ VẬN ĐƠN THEO LỆNH

1. Vận đơn có tác dụng gì trong hoạt động vận chuyển hàng hóa?

Vận đơn được biết đến là một loại chứng từ do người vận chuyển, thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải hoặc đã nhận và đang chờ xếp lên phương tiện.

Trong giao nhận hàng hóa, vận đơn có chức năng và vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, phải kể đến những tác dụng chính của vận đơn như:

  • Vận đơn được sử dụng như tài liệu đi kèm với hóa đơn thương mại có trong bộ chứng từ mà người bán sẽ gửi cho người mua để tiến hành thanh toán tiền hàng.
  • Vận đơn cũng được xem như căn cứ xác thực để người nhận nhận hàng và xác định được lượng hàng mà người bán gửi cho người mua.
  • Vận đơn đóng vai trò như chứng từ để mua bán, cầm cố hoặc thực hiện việc chuyển nhượng hàng hóa (nếu có).
  • Đặc biệt, khi tiến hành thủ tục thông quan cho lô hàng, vận đơn còn là căn cứ khai báo hải quan để hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, chính xác.

2. Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh

Hiện nay, trong hoạt động vận chuyển có rất nhiều loại Bill of Lading (B/L) khác nhau. Trong đó, vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh là những chứng từ được sử dụng khá nhiều. Vậy, ba loại chứng từ này khác nhau như thế nào?

Straight BL: vận đơn đích danh

Vận đơn đích danh là loại B/L biểu thị nội dung đúng như tên gọi của nó. Theo đó, trên vận đơn chỉ đích danh tên và địa chỉ của người nhận hàng. Cụ thể, ở mục Consignee (bên nhận) ghi chính xác và đầy đủ thông tin là tên và địa chỉ của người nhận hàng.

Khác với nhiều loại vận đơn khác, Straight BL không thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký hậu sau vận đơn. Tức là chỉ người có thông tin trùng khớp mới có thể nhận hàng theo quy định.

To bearer B/L: Vận đơn vô danh

Bên cạnh vận đơn đích danh thì vận đơn vô danh cũng là loại B/L được sử dụng nhiều trong hoạt động vận chuyển. Vận đơn vô danh có tên tiếng anh là to bearer B/L. Đây là loại vận đơn mà trên đó không ghi thông tin của người nhận hàng. Cũng có thể được ghi là vô danh hoặc phát đi theo lệnh nhưng lại không ghi rõ đó là lệnh của ai.

So với vận đơn đích danh thì vận đơn vô danh có thể chuyển nhượng dễ dàng. Theo đó, chỉ cần trao tay vận đơn này thì ai cầm vận đơn đó sẽ là chủ sở hữu và có quyền yêu cầu vận chuyển và nhận hàng.

PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN VÔ DANH VÀ VẬN ĐƠN THEO LỆNH
PHÂN BIỆT VẬN ĐƠN ĐÍCH DANH, VẬN ĐƠN VÔ DANH VÀ VẬN ĐƠN THEO LỆNH

To order B/L: Vận đơn theo lệnh

Vận đơn theo lệnh hay còn được biết với tên gọi khác là To order B/L. Đây là mẫu vận đơn không ghi chú tên, địa chỉ của người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh hoặc có ghi tên người nhận. Bởi vậy, người nhận muốn nhận được hàng thì phải tùy thuộc vào người ra lệnh bắt buộc.

Trên vận đơn theo lệnh, tại mục Consignee, người ra lệnh có thể ghi:

  • Theo lệnh của người gửi hàng (To order of shipper).
  • Theo lệnh của người nhận hàng (To order of consignee).
  • Theo lệnh của ngân hàng phát hành (To order of bank).

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post