Phân loại kho bãi trong Logistics

Phân loại kho bãi trong Logistics

Phân loại kho bãi trong Logistics

Khái niệm kho bãi trong Logistics

“Kho” chỉ các cơ sở được thiết kế để lưu trữ hàng hóa, bao gồm kho cá nhân, kho chung và các nhà kho khác. Những cơ sở này thường được xây dựng theo tiêu chuẩn nhất định để bảo quản hàng hóa cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp.

“Bãi” là khu vực được sử dụng để tập hợp và lưu trữ hàng hóa hoặc các phương tiện vận chuyển. Một số bãi có thể là kho ngoài trời, chủ yếu dùng để chứa những hàng hóa cồng kềnh không yêu cầu điều kiện bảo quản quá nghiêm ngặt.

Kho bãi là các khu vực dùng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa như nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, nhằm cung cấp hàng hóa kịp thời cho thị trường và đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Hàng hóa trong kho thường ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả trên thị trường. Hệ thống kho bãi trong logistics có những chức năng quan trọng, bao gồm:

  • Đảm bảo cung cấp hàng hóa ổn định ra thị trường.
  • Bảo quản hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn trong quá trình vận chuyển.
  • Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp.
  • Tập hợp hàng hóa tại một điểm để dễ dàng quản lý.
  • Phân chia hàng hóa thành các lô nhỏ hơn.
Phân loại kho bãi trong Logistics
Phân loại kho bãi trong Logistics

Vai trò của hệ thống kho bãi Logistics

Việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa có ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động quản lý và vận hành của các công ty và doanh nghiệp hiện nay. Trong thực tế, việc quản lý kho bãi trong lĩnh vực logistics mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:

  • Giảm Chi phí: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa, giúp giảm chi phí tổng thể.
  • Đảm bảo Nguyên liệu Kịp Thời: Đảm bảo nguồn nguyên liệu được cung cấp đúng thời điểm. Duy trì liên tục hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Bảo quản Hiệu quả: Giảm thiểu sự hao hụt và hư hỏng hàng hóa thông qua các phương pháp bảo quản hiệu quả.
  • Tối ưu Sắp xếp và Luân chuyển: Tạo điều kiện cho việc sắp xếp và luân chuyển hàng hóa có cùng kích thước và lộ trình. Từ đó giảm giá thành sản phẩm.
  • Giảm Rủi ro: Hạn chế các sự cố liên quan đến tình trạng hết hàng. Giúp duy trì liên tục quy trình sản xuất và tránh gián đoạn.
Phân loại kho bãi trong Logistics
Phân loại kho bãi trong Logistics

Phân loại kho bãi phổ biến hiện nay trong Logistics

3.1 Kho bảo thuế (Tax Suspension Warehouse)

Kho bảo thuế là loại kho dùng để lưu trữ nguyên liệu hoặc vật tư nhập khẩu đã thông quan nhưng chưa nộp thuế. Kho này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan. Để kiểm tra và giám sát hoạt động của kho.

3.2 Kho tự động (Automated Warehouse)

Kho tự động sử dụng công nghệ phần mềm và thiết bị hiện đại để tự động hóa các quy trình. Như quản lý đơn hàng, đóng gói, sắp xếp và di chuyển hàng hóa. Loại kho này giúp tăng hiệu quả, giảm thiểu sai sót và cải thiện tính linh hoạt bằng cách giảm sự can thiệp của nhân lực.

3.3 Kho kiểm soát khí hậu (Climate-Controlled Warehouse)

Kho kiểm soát khí hậu được trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Để bảo quản các mặt hàng nhạy cảm như thực phẩm, hải sản, trái cây và rau củ. Hệ thống này giúp duy trì chất lượng hàng hóa và đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng vẫn tươi mới.

3.4 Kho bãi Cross Docking

Kho bãi Cross Docking không lưu trữ hàng hóa lâu dài mà chỉ tiếp nhận và phân phối hàng hóa ngay lập tức. Điều này giúp doanh nghiệp tăng tốc độ cung ứng và giảm chi phí lưu kho. Với thời gian lưu trữ rất ngắn, từ một giờ đến một ngày. Mô hình này yêu cầu một thị trường ổn định và số lượng hàng hóa lớn.

3.5 Kho hàng không kéo dài (Off-Airport Terminal)

Kho hàng không kéo dài nằm gần khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, nhưng cách xa sân bay. Loại kho này giảm thời gian làm thủ tục sân bay, giúp hàng hóa thông quan nhanh chóng và tránh ùn tắc, từ đó đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu.

3.6 Kho hàng lẻ (CFS – Container Freight Station)

Kho hàng lẻ, hay còn gọi là CFS, được sử dụng khi nhà xuất khẩu không có đủ hàng hóa để lấp đầy một container. Dịch vụ của kho CFS bao gồm đóng gói, tái đóng gói, sắp xếp hàng hóa, phân chia lô hàng nhập khẩu và ghép container với hàng xuất khẩu khác.

3.7 Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)

Kho ngoại quan là khu vực lưu trữ hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam. Chủ hàng có thể thực hiện các công việc như đóng gói, phân loại, gia cố hàng hóa, làm thủ tục hải quan và chuyển nhượng hàng hóa giữa các kho hoặc cửa khẩu.

3.8 Kho tư nhân (Private Warehouse)

Kho tư nhân, hay còn gọi là kho bãi độc quyền, thuộc sở hữu và quản lý của các tập đoàn lớn, đặc biệt là các nhà bán lẻ quy mô lớn. Do chi phí xây dựng cao, số lượng kho tư nhân rất hạn chế và thường được đặt gần các nhà máy hoặc xưởng sản xuất.

3.9 Kho công cộng (Public Warehouse)

Kho công cộng là loại kho thuộc sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền và cho thuê cho các doanh nghiệp. Đây là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp cần không gian lưu trữ tạm thời. Hoặc những công ty vừa và nhỏ chưa đủ khả năng sở hữu kho riêng, với mức phí hợp lý.

Phân loại kho bãi trong Logistics
Phân loại kho bãi trong Logistics

Cần lưu ý những gì khi thuê kho bãi Logistics

Khi thuê kho bãi trong logistics, hãy chú ý đến các yếu tố chính sau:

Vị trí và Diện Tích: Chọn kho gần các tuyến giao thông chính. Và có diện tích phù hợp với nhu cầu lưu trữ và dự đoán tăng trưởng trong tương lai.

Điều Kiện Bảo Quản và An Ninh: Đảm bảo kho có hệ thống kiểm soát khí hậu, an ninh tốt. Và bảo vệ hàng hóa phù hợp với yêu cầu bảo quản của bạn.

Chi Phí và Thời Hạn Thuê: Xem xét chi phí thuê kho, các khoản phí bổ sung. Và điều kiện hợp đồng về thời hạn thuê, gia hạn và chấm dứt hợp đồng.

Dịch Vụ và Hỗ Trợ: Đánh giá các dịch vụ bổ sung như đóng gói và phân loại. Cũng như sự hỗ trợ khách hàng để đảm bảo hoạt động lưu trữ diễn ra suôn sẻ.

 

Đọc thêm

Hãng tàu MSC đầu tư xây dựng siêu cảng Cần Giờ Việt Nam

Dịch vụ cho thuê kho bãi tại Hải Phòng chuyên nghiệp

Rate this post