Vận chuyển container bằng đường biển là gì?
Thông thường, việc vận chuyển container luôn gắn liền với hình thức tàu chợ, hay tàu định tuyến. Có thể nói, vận tải hàng hóa bằng đường biển quốc tế luôn gắn liền với container.
Vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển có ưu điểm là linh hoạt về lượng hàng.
Container đường biển cho phép chuyên chở tất cả các loại hàng hóa với số lượng và kích thước đa dạng. Năng lực chuyên chở của vận tải container bằng đường biển rất lớn, mỗi khoang container cho phép vận chuyển một khối lượng hàng hóa khổng lồ.
Các tuyến đường vận tải container bằng đường biển đa số là tự nhiên, không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác nên độ an toàn khá cao. Cước phí vận chuyển bằng container đường biển luôn thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác, phù hợp với vận chuyển hàng với số lượng lớn.
Những loại hàng không nên vận chuyển bằng container
Tuy có nhiều ưu điểm, song phương thức vận tải này vẫn không phải là thích hợp cho mọi đối tượng. Dưới đây là những loại hàng không nên vận chuyển bằng container đường biển.
+ Những lô hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh, chẳng hạn như: đồ trang sức, hoa tươi…Những trường hợp này thì nên chuyển bằng đường hàng không với chi phí cao nhưng nhanh và an toàn.
+ Những lô hàng có khối lượng lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên): gạo, quặng, vôi, phân bón…Loại này thích hợp với chuyển bằng tàu hàng rời, kích cỡ lớn nhỏ phù hợp với lô hàng.
+ Những loại hàng cần vận chuyển bằng tàu chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, ô tô … Tất nhiên với khối lượng ít, chúng vẫn có thể được vận chuyển container chuyên dùng.
Quy trình vận chuyển container bằng đường biển
Bước 1: Xin giấy phép:
• giấy phép đăng kí kinh doanh
• giấy phép đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
• giấy phép, hạn nghạch xuất khẩu
Bước 2: Yêu cầu bên mua mở L/C:
Sau khi kí hợp đồng và trước khi giao hàng, bên bán phải điện thúc giục bên mua mở L/C vì nếu L/C mở chậm sẽ gây khó khăn cho người bán trong việc giao hàng. Sau khi nhận được L/C từ ngân hàng, người bán phải kiểm tra kĩ lưỡng L/C bằng cách đối chiếu với hợp đồng đã kí. Nếu có sai sót thì phải yêu cầu người mua báo ngân hàng tu chỉnh L/C ngay.
Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Hàng hoá phải được phân loại, chọn lọc, đóng gói theo quy định hợp đồng. Nguồn hàng xuất khẩu bao gồm:từ sx để xuất khẩu; thu mua, đặt hàng để XK
Bước 4: Đăng kí giám định:
Hàng hoá sẽ do bộ phận KCS ktra tại xí nghiệp, nhà máy. Nếu hợp đồng yêu cầu các công ty giám định tham gia thì phải gởi mẫu để giám định (chọn ngẫu nhiên) bằng phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để có kết quả cuối cùng. Chi phí giám định bên bán phải chịu.
Bước 5: Thuê phương tiện vân tải: thuê tàu
• Tàu chợ(hàng đóng gói, đóng cont): người bán liên hệ với hãng tàu để làm thủ tục lưu khoang(đặt chỗ trước)
• Tàu chuyến(hàng rời/xô/xá/trần): người bán phải kí hợp đồng thuê tàu với chủ tàu để thoả thuận về tuyến đường vận chuyển và phí vận chuyển
Bước 6: Làm thủ tục hải quan:
Người bán phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
• khai báo và nộp tờ khai hải quan
• đưa hàng đến địa điểm quy định để ktra
Giao hàng:
hàng FCL: đóng hàng tại kho riêng và giao tại bãi tập kết quy định
hàng LCL: đưa hàng đến trạm đóng hàng lẻ cho đại lý giao hàng nhận và đóng thành hàng nguyên(cont)