Shipper là gì trong xuất nhập khẩu?

Shipper là gì trong xuất nhập khẩu?

Shipper là gì trong xuất nhập khẩu?

Shipper là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Trong hoạt động vận tải biển shipper có vai trò như thế nào? Vietship sẽ trình bày trong bài viết này.

Ở bài tìm hiểu về vận đơn mà tôi đã trình bày, bạn có thể thấy được sự quan trọng của chứng từ này. Ngoài những nội dung mô tả về hàng hóa thì các chủ thể có liên quan đến lô hàng như Shipper / Consignee / Notify Party cũng rất quan trọng.

Shipper là gì trong xuất nhập khẩu?
Shipper là gì trong xuất nhập khẩu?

Shipper là gì?

Shipper trong hoạt động vận tải nghĩa là người gửi hàng trong hợp đồng vận chuyển. Cụ thể hơn, đó là người trực tiếp thu xếp việc gửi lô hàng, hoặc là người được người xuất khẩu chỉ định giao hàng cho đơn vị vận chuyển. Shipper có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Trên thực tế có thêm những thuật ngữ tương đồng và thường hay gây nhầm lẫn, nên tôi giải thích thêm để các bạn hiểu rõ hơn.

  • Xét theo nghiệp vụ mua bán: Người bán (Seller/ Exporter) và Người mua (Buyer/ Importer).
  • Xét theo Nghiệp vụ vận tải: Người gửi hàng (Shipper) và Người nhận hàng (Consignee).
  • Xét theo Nghiệp vụ thanh toán: Người trả tiền (Remitter) và Người thụ hưởng (Beneficiary).

Như vậy, trường hợp phổ biến thì Shipper đồng thời là Seller, Beneficiary. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp Shipper chỉ là người gửi hàng đơn thuần, tiến hành việc đóng và gửi hàng theo chỉ định của Seller. Ở trường hợp thứ 2 này, tên Shipper có thể không xuất hiện trên các chứng từ hàng hóa khác như Hợp đồng, Invoice, Chứng nhận xuất xứ…

Vai trò của Shipper?

Thứ nhất, đối với loại chứng từ có ý nghĩa về mặt vận tải thì hiển nhiên thông tin về người gửi hàng và người nhận hàng là chủ thể chính không được thiếu. Trên các vận đơn đường biển, dù là B/L gốc (Original) hay B/L Telex, thì tên Shipper cũng luôn được ghi ở ô trên cùng bên trái, tiếp đó là Consignee.

Một vận đơn nếu thiếu thông tin Shipper hay Consignee thì có thể coi là chưa đầy đủ nội dung, và do đó không có giá trị giao dịch.

Thứ hai, đối với đại lý của hãng tàu ở cảng xuất để quyết định việc nhả hàng ở cảng đích. Với các bạn đã từng là chủ hàng của 1 lô hàng xuất nhập khẩu thì không lạ lẫm về điện giao hàng (D/O). Thực tế là nếu hàng đã đến cảng đích, việc giao hàng cho Consignee vẫn nằm trong sự quyết định của Shipper.

Thứ ba, thỏa thuận với hãng tàu về vấn đề xử lý các chi phí phát sinh, như phí DEM/DET hay phí sửa chữa container. Đây là thực tế mà các bạn cần hết sức lưu ý.

Ngoài ra việc Shipper thỏa thuận trước với hãng tàu để được số ngày Freetime kéo dài hơn, cũng giúp Consignee giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình nhận hàng tại cảng dỡ.

Shipper là gì trong xuất nhập khẩu?
Shipper là gì trong xuất nhập khẩu?

Vietship cung cấp các phương thức vận tải quốc tế bằng đường biển đa dạng

• Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn

• Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)

• Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu

• Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)

• Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định

• Nhận hàng từ kho rồi chuyển đến cảng; nhận hàng từ cảng rồi giao hàng về kho; Nhận hàng từ kho rồi giao đến kho

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post