So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa quốc tế, vận đơn là chứng từ đóng vai trò rất quan trọng. Tùy vào phương thức vận chuyển sẽ có những loại vận đơn khác nhau. Bạn hãy cùng Vietship tìm hiểu về sự khách và giống nhau của Vận đơn đường biển (B/L) và Vận đơn đường hàng không (AirWay Bill) là gì nhé!

Vận đơn đường biển  (Bill of Lading B/L) là gì?

Là chứng từ do NCC (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.

Chức năng của vận đơn đường biển – B/L

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính:

  • Vận đơn là bằng chứng xác nhận người chở hàng đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn theo thông tin trên bill: Người nhận, người gởi, chủng loại, số lượng hàng hóa, tình trạng….
  • Vận đơn là giấy tờ có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn minh chứng cho quyền sở hữu hàng hóa do đó vận đơn GỐC có thể mua bán được.
  • Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký. Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng. Tuy nhiên trong thuê tàu chợ ( tàu container, hàng LCL ) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước (Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu.

Tác dụng của Bill of Lading – B/L

  • Vận đơn có rất nhiều tác dụng trong giao dịch ngoại thương. Sau đây là một số tác dụng chính:

– Vận đơn có tính pháp lý điều chỉnh mối quan hệ người chớ hàng, người xếp hàng và người nhận hàng.

– Vận đơn là căn cứ để khai hải quan, Manifest.– Vận đơn xác nhận số lượng, chủng loại hàng người bán gởi cho người mua từ đó làm cơ sở để đóng thuế xuất nhập khẩu.

– Vận đơn là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

– Vận đơn có thể làm giấy tờ mua bán, chuyển nhượng…

Quy trình phát hành và sử dụng Bill of Lading – B/L

  • Khi cấp vận đơn, người chuyên chở (chủ tàu) hoặc đại diện của họ phải ký phát hành vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý. Trong thực tế, vận đơn thường do người chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở, chủ tàu hay thuyền trưởng ký.
  • Vận đơn đường biển được phát hành theo các bản gốc (Original) và bản sao (Copy). Các bản gốc được phát hành theo bộ, một bộ có thể có một bản gốc duy nhất hoặc hai hay nhiều bản gốc giống nhau.

Quy trình cấp Vận đơn đường biển gồm 7 bước như sau:

Bước 1 : Shipper giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc và yêu cầu ký phát vận đơn.

Bước 2 : Đại lý tàu ở cảng bốc ký phát cho người gửi hàng vận đơn gốc, thông thường nó gồm 3 bản: 3/3 Original B/L

Bước 3 : Gửi vận đơn cho người nhận hàng, có 2 cách như sau:

  • Cách 1 : Shipper trực tiếp gởi 1 bản original B/L cho Consignee
  • Cách 2 : Shipper gởi original B/L cho Consignee thông qua Ngân hàng

Bước 4 : Đại lý tàu ở cảng dỡ gửi thông báo hàng tới cho Consignee (Notice of Arrival). Thường thì Consignee phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng.

Bước 5 : Consignee xuất trình B/L hợp lệ.

Bước 6 : Đổi lệnh giao hàng (Delivery Order): Đại lý tàu ở cảng dỡ ký phát D/O (Delivery Order), thông thường 1 B/L đổi được 3 D/O. Consignee làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng nguyên cont thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế (nếu có) và ký cược mượn cont.

Bước 7 : Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho Consignee trên cơ sở Consignee xuất trình lệnh giao hàng.

Vận đơn đường hàng không(AirWay Bill – AWB) là gì?

Vận đơn hàng không (viết tắt là AWB) là một loại chứng từ do đơn vị chuyên chở hàng vận hành bằng máy bay phát hành ra với mục đích xác nhận việc đã nhận lô hàng.

Chức năng của vận đơn hàng không Airway bill – AWB 

Có 2 chức năng rất quan trọng của vận đơn hàng không như sau:

  • Biên lai đã giao hàng cho đơn vị chuyên chở.
  • Bằng chứng cụ thể hợp đồng vận chuyển giữa hai bên.
  • AWB không thể chuyển nhượng lại giống như loại vận đơn của đường biển (loại vận đơn theo lệnh) vì đây không phải là chứng từ của sở hữu. Đối với trường hợp ngoại lệ, để có thể sử dụng tín dụng thư (L/C) để thanh toán thì hai bên mua và bán sẽ cùng thỏa thuận để làm thêm một số thủ tục cần thiết (ví dụ như thư đảm bảo cam kết) và nhờ ngân hàng chấp nhận để “ký hậu” vào mặt sau của AWB sau đó lấy hàng.
  • Theo trình tự, sau khi người gửi lô hàng đã giao hàng cho đơn vị vận chuyển (Carrier) và thủ tục hải quan xuất khẩu được hoàn thành thì vận đơn hàng không sẽ được đơn vị vận chuyển cấp.
  • So với tàu biển thì vận chuyển bằng máy bay sẽ rất nhân nên để giúp người nhận hàng hoàn thành sớm thủ tục nhập hàng tại nơi đến thì một bộ AWB sẽ được đơn vị vận chuyển gửi  kèm theo hàng hóa. Vì thế các bên có thể tham chiếu nhanh chóng.
  • Sẽ có nhiều bản sao vận đơn gốc AWB được phát cho nhiều bên như người chở hàng, người gửi hàng, người nhận hàng…Sau khi hàng đến nơi, người nhận hàng hoặc có thể là đại lý dịch vụ vận chuyển hàng không của người nhận hàng đến nơi người chuyên chở tại văn phòng để nhận vận đơn hàng không và bộ chứng từ được gửi cùng theo hàng hóa. Tùy theo hợp đồng mua bán có thỏa thuận thế nào mà người nhận hàng cũng có thể nhận AWB cùng bộ chứng từ gốc được chuyển qua đường phát nhanh trước khi hàng đến nơi để thực hiện các thủ tục nhập khẩu.
  • So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

    • Những đặc điểm chung của vận đơn 2 phương thức vận tải này là:
    • Đều là bằng chứng cũng như biên lai chứng minh hợp đồng vận chuyển.
    • Do bên vận chuyển phát hàng với nội dung cơ bản bao gồm tên của người gửi hàng, tên người nhận hàng, thông tin cụ thể phương tiện vận chuyển và thông tin cụ thể của lô hàng.

Bài viết trên là sơ lược về Vận đơn đường Hàng không  (AirWay Bill – AWB) Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Vietship nhé! Để biết thêm thông tin, hãy đến với Vietship qua Hotline để được tư vấn nhé!

Đọc thêm: Khi nào nên hút chân không? Hút chân không miễn phí ở đâu 

chuyển phát nhanh từ Cần Thơ đi Philipines giá tốt 

Rate this post