Tất tần tật về CQ mà bạn nên biết

CQ là gì?

CQ – Certificate of Quality là một loại giấy chứng nhận sản phẩm, hàng hóa có chất lượng đạt tiêu chuẩn của quốc gia sản xuất, xuất khẩu hoặc các quốc gia khác.

Có nhiều loại chứng nhận CQ như chứng nhận ISO 9000, ISO 22000, HACCP,… Chứng nhận CQ là công cụ xác nhận sản phẩm được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn đã được công bố trước đó của nó.

Tất tần tật về CQ mà bạn nên biết
Tất tần tật về CQ mà bạn nên biết

Mục đích của CQ

Đơn vị sản xuất chỉ được công bố các tiêu chuẩn chất lượng và cung cấp giấy tờ chứng nhận xuất xưởng. Chứng nhận CQ sẽ do cơ quan chứng năng có thẩm quyền cấp phép.

  • CQ có công dụng tương đương một loại giấy thông hành. Nó thể hiện rằng chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của đơn vị suất khẩu (hầu hết là tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guild 65:1996) và thỏa mãn tiêu chuẩn đã công bố từ trước.
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, nhà thầy chủ đầu tư,….
  • Thuận lợi lưu thông hàng hóa, củng cố vị trí năng lực và niềm tin của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

CQ có lợi ích như thế nào đối với doanh nghiệp

  • Xác nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn đã công bố
  • Bằng chứng về việc tuân thủ quy đinh pháp luật đầy đủ để tránh sự kiểm tra pháp lý ban ngành
  • Tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng
  • Sử dụng dấu chất lượng trên sản paharm, hàng hóa khi lưu thông trên thị trường
  • Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa
  • Xây dựng hình ảnh tích cực và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác

Phân loại CQ – Certificate of Quality

  • Chứng chỉ CQ tự nguyện: áp dụng cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất trong nước hoặc quốc tế, và được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Phương thức đánh giá có thể tùy thuộc vào chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn của tổ chức/cá nhân, nhưng phải đảm bảo độ chính xác so với sản phẩm. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu thì chứng chỉ CQ tự nguyện sẽ trở thành bắt buộc.
  • Chỉ chỉ CQ bắt buộc: là chứng nhận chất lượng được thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp nhà nước.
Phân loại CQ - Certificate of Quality
Phân loại CQ – Certificate of Quality

Các nội dung chính trong CQ

 

  • Đơn vị sản xuất (tên, địa chỉ,…)
  • Đơn vị mua hàng (tên, địa chỉ,…): Tổ chức, cá nhân
  • Thông tin hàng hóa (số lượng, trọng lượng,…)
  • Thông tin chất lượng sản phẩm
  • Xác nhận của đơn vị sản xuất và của cơ quan chức năng nếu có.

Các cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận CQ

Hiện nay, có 2 cơ quan có thể cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa:

  • Bộ công thương Việt nam
  • VCCI: Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam

Hồ sơ đề nghị cấp CQ gồm những gì?

  • Mẫu đơn đề nghi cấp CQ theo quy định
  • Bản sao công chứng chứng nhận kinh doanh của cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở sản xuất, sơ đồ thuyết minh quy trình sản xuất, bảo quản sản phẩm của cơ sở đã xác minh của chính quyền địa phương
  • Giấy xác nhận đã tập huấn về kiến thức về sản xuất sản paharm
  • Giấy xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và những người tham gia sản xuất, kinh doanh.

Các thủ tục khi xin cấp CQ

  • Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp CQ,
    Nếu hồ sơ không hợp lệ, phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ quan sản xuất bổ sung trong vòng 30 ngày. Nếu cơ sở sản xuất không có phản hồi sau thời gian đã quy định thì cơ quan thẩm quyền có quyền hủy hồ sơ.
  • Bước 2: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất
    Sau khi hồ sơ đã qua kiểm tra đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất theo các tiêu chí đã quy định.
  • Bước 3: Cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ.

Thời hạn cấp CQ là bao lâu?

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ sẽ được cấp trong vòng 3-5 ngày làm việc và 20 ngày đối với nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

LIÊN HỆ NGAY VỚI VIETSHIP ĐỂ BIẾT THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH NHÉ!

Xem thêm:

Các hình thức vận chuyển đường biển phổ biến hiện nay

Dịch vụ chuyển phát nhanh từ Hồ Chí Minh đi Hải Phòng

 

 

Rate this post