Tàu Container (Container Ship) là gì? Phân loại tàu Container

Tàu Container (Container Ship) là gì? Phân loại tàu Container

Tàu Container là gì?

Tàu Container – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Container Ship.

Tàu Container là phương tiện vận tải biển có cấu trúc đặc biệt, để chứa một lượng lớn hàng hóa được xếp trong các loại Container khác nhau. Ngày nay, các tàu vận chuyển 90% lượng hàng hóa trên thế giới. (Theo Marine Insight)

Container ship - Wikipedia

Lịch sử phát triển của tàu container

Tàu chở cont đầu tiên được hoán cải từ tàu chở dầu T2 sau Thế chiến thứ hai. Ban đầu, hầu hết cont được vận chuyển trên các tàu hàng bách hóa. Năm 1951, những tàu chuyên dụng (purpose-built) đầu tiên bắt đầu hoạt động ở Đan Mạch, và giữa Seatle với Texas, Hoa Kỳ.

Tại Mỹ, tàu chở container đầu tiên tên là Ideal-X (cũng được hoán cải từ một tàu chở dầu T2) do Malcolm McLean sở hữu chở 58 container từ Newark, New Jersey đến Houston, Texas, Hoa Kỳ trong chuyến đầu tiên vào tháng 4 năm 1956.

Sức chở của tàu thường được thể hiện bằng số TEU có thể xếp lên tàu (một TEU tương đương với số chỗ của một container tiêu chuẩn có chiêu dài 20’, rộng 8’, và cao 8’6”. Sức chở của các tàu có thể dao động từ vài trăm TEU đối với tàu feeder đến trên 20.000TEU đối với các tàu mẹ.

Người ta thường chia các thế hệ tàu tùy theo sức chở của chúng. Ðến nay tàu chở container có thể được chia thành 6 thế hệ phát triển nhu bảng dưới dây.

Thế hệ tàu
Sức chở (TEU)
Giai đoạn
Thứ nhất
Tới 1000
Trước 1970
Thứ hai
Tới 2000
1970 – 1980
Thứ ba
Tới 3000
1980 – 1985
Thứ tư
Trên 3000
1985 – 1995
Thứ năm
Trên 6000
1995 – 2005
Thứ sáu
Trên 8000
Sau 2005

Việc phân chia thành các thế hệ nhu vậy chỉ có tính tương đối, và thường có ý nghĩa đánh giá sự phát triển của công nghệ và sản phẩm tàu theo chiều dài phát triển.

Phân loại tàu 

Tàu Container nửa chuyên dùng (Semi Container Ship)

Những hầm chứa hàng ở giữa thân tàu này được thiết kế và trang bị đặc biệt để chở Cont và những tầng hầm còn lại ở đầu và cuối thân tàu được sử dụng để chở các loại hàng thông thường khác như các loại tàu phổ thông.

Tàu chuyên dùng (Full Container Ship)

Toàn bộ các hầm hàng và cả phần trên boong đều được thiết kế và trang bị để chở Cont. Loại tàu này có trọng tải rất lớn, tốc độ cao và hoạt động đều đặn giữa các cảng trọng yếu nằm trên tuyến đường chuyên chở.

Tàu bốc dỡ nâng qua lan can (Lift on Lift off Container Ship) 

Thuộc loại cấu trúc một boong, có mạn kép hay mạn đơn hình lượn sóng, sườn và xà ngang mặt boong có kích thước rộng lớn, thân tàu vững chắc đảm bảo vận chuyển Container xếp chồng thành nhiều tầng trong hầm và trên boong.

Hầm tàu được trang bị cơ cấu đặc biệt gồm những thanh dẫn hướng đóng thành khung theo chiều thẳng đứng, có kích thước phù hợp với kích thước Container được tiêu chuẩn hóa, nhằm giữ cho Container không bị xê dịch khi chạy trên biển.

Lift-on/lift-off - Wikipedia

Tàu bốc dỡ bằng cầu dẫn (Roll on Roll off Container Ship)

Đặc điểm của loại tàu này là có một cầu dẫn được thiết kế ở phía trước, phía sau hay bên hông tàu, do đó Cont được đưa lên tàu bằng xe nâng, xe tractor, không sử dụng công cụ bốc dỡ.

Hầm tàu được thiết kế nhiều boong, có đủ độ cao để chất xếp có thể giữ vị trí trên giá xe và được trang bị cơ cấu chèn lót, chằng buộc tốt.

Loại tàu này có lợi thế là có thể cập bến bốc dỡ bằng cầu dẫn tại các cảng có trang thiết bị bốc dỡ thiếu thốn, lạc hậu hay không có những bờ cảng đủ chắc chắn để tiếp nhận cầu dẫn.

Tàu chở sà lan (Lighter Carrier or Lighter Aboard Ship)

Đặc điểm của tàu này là được thiết kế không phải để chở Cont thông thường như các loại tàu trên mà để chờ sà lan chứa hàng có trọng tải 100-500 tấn.

Loại tàu Cont này có lợi thế sử dụng sự tiện lợi của đường thủy sẵn có của địa phương để đưa hàng sâu vào các bến cảng nội địa, bốc dỡ sà lan lên xuống tàu không cần cầu bờ và nếu có phao tốt thì có thể bốc dỡ Container tại phao, mà không cần phải cập tàu.

Đọc thêm: Tàu container Haian City bị va chạm với tàu chở dầu ở Vịnh Bengal

Đọc thêm: Vận chuyển container bằng đường biển nội địa

Rate this post