Tổng hợp danh sách cảng biển ở Singapore

Tổng hợp danh sách cảng biển ở Singapore

Tổng hợp danh sách cảng biển ở Singapore

Cảng Singapore đứng thứ hai thế giới về tổng lượng trọng tải tàu cập bến với khoảng 5% lượng container được chuyển đến, nhưng lại xếp đầu tiên trong lĩnh vực chuyển vận khi có đến 1/7 lượng container trên toàn thế giới được chuyển tải.

Tổng hợp danh sách cảng biển ở Singapore
Tổng hợp danh sách cảng biển ở Singapore

1. Singapore – Tấm gương phản chiếu của sự nỗ lực không ngừng

Đảo quốc Singapore là một quốc gia tương đối non trẻ khi chỉ mới thành lập vào tháng 5/1959(độc lập hoàn toàn khí tách khỏi Malaysia vào 9/8/1965) Singapore là quốc gia có tầm ảnh hưởng rất lớn về mọi mặt đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và cả Châu Á nói chung. Điều này nhìn chung đến từ hai điều: Con người và vị trí địa lý chiến lược.

Vào khoảng năm 1960, dân số tại đảo quốc này chưa tới 2 triệu người và GDP chưa đạt tới 1 tỷ $, nhưng hiện nay đã vươn lên 5.9 triệu người cùng với khối tài sản 456 tỷ $. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 77.000 $, vượt xa các cường quốc trên thế giới là Đức, Pháp và Nhật Bản.

2. Đặc điểm địa hình cảng biển ở Singapore

Các cảng biển ở Singapore đều được cải tạo lớn bởi con người, do diện tích tại quốc gia này là rất nhỏ(697,25 km² và không ngừng tăng lên do hoạt động bồi đắp xây dựng). Tuy không được thiên nhiên ưu đãi nhưng Singapore lại là một trong những quốc gia có cảng biển quốc tế quan trọng bậc nhất thế giới – cảng Singapore đạt khoảng 36.6 triệu TEU / năm 2020, xếp thứ 2 thế giới.

Phần lớn cảng biển ở Singapore được quản lý bởi 2 tập đoàn lớn là PSA Corporation Limited và Jurong Port, các bến cảng do 2 đơn vị này quản lý đều có khả năng tiếp nhận mọi loại tàu thuyền.

3. Các cảng biển ở Singapore

3.1 Cảng biển tại Singapore được quản lý bởi SPA Corporation Limited

Tên cảng Ký hiệu Vị trí địa lý Đặc điểm nổi bật Thời gian vận chuyển / Ngày
Tanjong Pagar TPG Nằm trong khu thương mại trung tâm của Singapore – Tốc độ xử lý hàng tại cảng thuộc hàng nhanh nhất thế giới, các thiết bị đầu cuối hoạt động liền mạch 3 – 5
Keppel Wharves KEP Nằm ở mũi phía nam của lục địa Singapore – Cảng được xây dựng để vinh danh đô đốc Henry Keppel của hải quân Anh – người có đóng góp to lớn vào phát triển của nước này
Pasir Panjang Terminal và Pasir Panjang Wharves PPT / PAP Nằm ở phía nam của Queenstown ở Singapore – Trung tâm trung chuyển các loại hàng hóa, chủ yếu xử lý các thiết bị hạng nặng
– Có cơ sở lưu trữ mở trong thời gian ngắn hạn
Tuas TUA Nằm ở phía Tây của Singapore – Cảng chiến lược của SPA, kết nối hoàn toàn các cảng biển phía Tây của Singapore vào năm 2040 3 – 6

3.2 Cảng biển tại Singapore được quản lý bởi Jurong Port hoặc chính phủ

Tên cảng Ký hiệu Vị trí địa lý Đặc điểm nổi bật Thời gian vận chuyển / Ngày
Singapore SIN Nằm ở cực nam của Bán đảo Mã Lai – Cảng này là trung tâm trung chuyển container lớn nhất và thuộc sở hữu công lớn nhất thế giới
– Được trang bị với sáu nhà ga và tám mươi bốn cầu cảng, cảng cung cấp một loạt các dịch vụ cho hàng rời và hàng chuyên dụng
3 – 4
Sembawang SEM Cảng có một phần thuộc Indonesia và một phần thuộc Singapore – Đây là một cảng phụ của Singapore để hỗ trợ các cảng khác bốc xếp hàng hóa
– Cảng biển trước đây là một căn cứ hải quân thuộc quân đội Anh(hiện giờ vẫn còn một ít lực lượng để duy trì hậu cần)
3 – 4
Jurong JUR Phía nam của bán đảo Malaysia, cách khoảng 30km về phía tây nam cảng Johor của Malaysia – Là cảng quốc tế đa năng, có nhiều bến cảng chuyên xử lý các mặt hàng riêng biệt như: Hàng hoá tổng hợp, hàng rời, hàng container.
– Cảng còn kết hợp với du lịch nên có bến cảng dành riêng cho du thuyền
3 – 4
Pulau Bukom PBU / PUB Nằm ở phía Tây đảo Sentosa và phía Đông Nam đảo Jurong – Cảng chuyên vận chuyển hoá chất và năng lượng của tập đoàn Shell. Gần cảng cũng có nhà máy lọc dầu để hỗ trợ cho việc tiếp tế nhiên liệu
– Có dịch vụ vận chuyển bằng phà bằng năng lượng sạch (điện) tiên tiến trên thế giới
3 – 5
Tổng hợp danh sách cảng biển ở Singapore
Tổng hợp danh sách cảng biển ở Singapore

Vietship cung cấp các phương thức vận tải quốc tế bằng đường biển đa dạng

  • Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)
  • Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu
  • Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)
  • Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định
  • Vận chuyển từ cảng đến kho; từ cảng đến cửa hàng; từ kho đến kho

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post