Vận chuyển đường biển

Vận chuyển đường biển là gì?

Vận chuyển đường biển

Diện tích của mặt biển chiếm hơn 2/3 tổng diện tích của bề mặt Trái Đất. Từ lâu loài người đã sử dụng bề mặt của các đại dương làm các tuyến giao thông để chuyên chở hàng hoá, hành khách giữa các vùng trên thế giới với nhau. Do vậy, vận tải biển ra đời rất sớm và phát triển nhanh chóng, có vai trò rất quan trọng trong hệ thống vận tải nói chung và vận tải quốc tế nói riêng. Bạn hãy cùng Vietship tìm hiểu về vận chuyển đường biển nhé!

Vận chuyển đường biển là gì?

Vận chuyển đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp với tuyến vận chuyển (tàu thuyền, Sà lan,…). Phương tiện xếp dỡ (xe nâng, cần cẩu,…) và cơ sở hạ tầng phục vụ đường biển (cảng, kho bãi…) để phục vụ cho mục đích vận chuyển hàng hoá và con người xuyên đại dương.

Vận tải đường biển phù hợp cho các quốc gia có biển hoặc có hệ thống sông ngòi lớn kết nối với biển, thậm chí không có nhưng lại gần biển (ví dụ: Lào thông qua Việt Nam)

Vận tải biển bao gồm vận tải biển nội địa hoặc vận tải biển quốc tế. Trong những năm qua, do ảnh hưởng bởi toàn cầu hoá mà khối lượng hàng hoá buôn bán qua đường biển của thế giới không ngừng tăng lên

Cơ sở vật chất – kỹ thuật của vận tải biển

Cũng như các phương thức vận tải khác, vận tải biển cần phải có cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết, bao gồm nhiều yếu tố chẳng hạn như

  • Tàu biển (Sea Ship/Vessel)
  • Cảng biển (Sea – Ports)
  • Tuyến đường biển (Sea – Lines)
  • Tổ chức kinh doanh vận tải đường biển (Sea Transport Companies).
  • Công nghiệp phục vụ vận tải biển, hệ thống thông tin liên lạc …

Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển bằng đường biển

Ưu điểm của đường biển

1. Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển và xử lý hàng hoá lớn

Phương tiện được sử dụng trong vận tải biển là các tàu có sức chở rất lớn. Mỗi lần vận chuyển có thể lên tới hàng chục ngàn TEUs hàng hoá. Hiện nay, xu thế chung của các hãng tàu là đóng mới các siêu tàu container VLCS và ULCV nhằm tối ưu chi phí vận chuyển

Các tàu container không hoạt động đơn lẻ mà được biên chế theo từng tuyến vận chuyển nhất định. Bên cạnh đó, thời gian các tàu nằm chờ tại các cảng giảm nhờ container hoá và năng lực xử lý hàng tại cảng ngày càng hiệu quả nhờ ứng dụng IOT các phương tiện xếp dỡ hiện đại.

2. Vận chuyển bằng đường biển phù hợp nhiều hàng hoá

Vận tải đường biển thích hợp hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có giá trị thấp như than, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ…

3. Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp

Khác với các phương thức vận chuyển khác, các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo trì tuyến vận chuyển đó (ngoại trừ việc xây dựng các kênh đào và xây dựng và nạo vét cảng biển,…)

4. Giá thành vận tải biển thấp

Nhìn chung, cước vận tải biển thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải. Nguyên nhân do trọng tải tàu biến lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động cao. Hơn nữa nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật được ứng dụng không ngừng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng giảm.

5. Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp

Do việc biên chế các con tàu lớn cùng với việc cải thiện và nâng cấp đội tàu khiến mức tiêu thụ nhiên liêu  của vận chuyển đường biển chỉ cao hơn đường sông một ít.

Nhược điểm của đường biển

Tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng việc vận chuyển đường biển cũng có những hạn chế sau

1. Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên nhiên, điều kiện hàng hải

Các tàu biển khi vận hành bị tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên dẫn tới các rủi ro như: mắc cạn, lật, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm phải đá ngầm, mất tích…vv. Do vậy, để đảm bảo trong kinh doanh, vấn đề bảo hiểm trong vận tải biển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Theo thống kê của các công ty bảo hiểm, hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển các loại gặp nạn, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ hàng hoá.

2. Tốc độ của các tàu biển tương đối thấp.

Tốc độ trung bình của các tàu chở hàng hiện nay chỉ khoảng 14 – 20 hải lý/ giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ của ô tô, máy bay hay tàu hoả.

Về mặt kỹ thuật, việc đóng các tàu biển có tốc độ cao hơn hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, các tàu chở hàng cần phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá cước vận tải.

Vận chuyển đường biển có những ưu và nhược điểm riêng, vậy…

Khi nào nên vận chuyển hàng hoá bằng đường biển?

Vận tải đường biển thích hợp hầu hết các loại hàng hoá. Tuy nhiên có những nhóm mặt hàng sau được khuyến nghị sử dụng vận chuyển đường biển:

1. Hàng hoá cồng kềnh – có kích thước và khối lượng lớn

Các mặt hàng OOG và khối lượng lớn phù hợp hơn khi vận chuyển bằng tàu biển do có khoang chứa hàng và trọng tải lớn.

Các quốc gia đều có các giới hạn nhất định về kích thước và khối lượng hàng hoá vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn khi vận chuyển và chất lượng của hạ tầng giao thông. Cho nên, trong một số trường hợp, ngoài việc không khả thi về mặt kinh tế thì vận chuyển bằng các phương tiện khác cònn không khả thi về mặt kĩ thuật

2. Hàng rời, hàng có giá trị thấp và khối lượng lớn như gỗ, than, cát, ngũ cốc

Hàng rời là các mặt hàng cần vận chuyển với khối lượng lớn. Cách xếp dỡ và vận chuyển hiệu quả nhất hiện nay đó là trút và rút hàng từ các phương tiện có khoang chứa hàng lớn. Cho nên, vận tải đường biển là sự lựa chọn tối ưu cho loại mặt hàng này

Bên cạnh đó, việc vận chuyển các sản phẩm giá trị thấp bằng các phương tiện khác như máy bay, xe tải là không hiệu quả về mặt kinh tế. Chi phí nhiên liệu và logistics cao khiến vận chuyển đường biển vẫn là sự lựa chọn tối ưu

3. Hàng hoá không cần giao gấp

Tốc độ của các loại tàu biển thấp hơn các phương tiện vận chuyển khác. Bên cạnh đó, hải trình của các loại tàu biển cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thời tiết như bão, gió mạnh, biển động, thuỷ triều…. ảnh hưởng tới thời gian vận chuyển và khả năng cập cảng.

Với các đơn hàng quốc tế không yêu cầu giao hàng nhanh, Vận chuyển đường biển là sự lựa chọn tuyệt vời nhằm cắt giảm chi phí. Với nhưng đơn hàng cần giao nhanh không nên sử dụng phương thức vận chuyển này

4. Hàng hóa có khả năng chịu va đập

Vận chuyển đường biển thì hàng hoá sẽ được xếp dỡ tại các cảng và các container được xếp chồng lên nhau, chính vì vậy mà những hàng hóa dễ vỡ như: thủy tinh, kính, gốm sứ,… không phù hợp với loại hình vận chuyển này.

Dịch vụ vận chuyển đường biển của VietShip 

Với hơn 7 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics. VietShip hiểu rõ được các đặc thù của phương thức vận chuyển đường biển.

Bằng việc phân tích, đánh giá lô hàng riêng biệt, chúng tôi đưa ra các giải pháp vận chuyển hàng hoá phù hợp cho từng khách hàng nhằm tối ưu chi phí đảm bảo an toàn và tiến độ giao hàng.

VietShip cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển chất lượng cao tới mọi quốc gia trên thế giới.

Các mặt hàng tiêu biểu mà VietShip cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường biển có thể kể tới như:

  • Hàng siêu trường siêu trọng
  • Vật tư dự án
  • Hàng nguy hiểm
  • Dược phẩm và thiết bị y tế
  • Đồ vật dễ hư hỏng
  • Thủy hải sản
  • Thiết bị và linh kiện điện tử
  • Thực phẩm đông lạnh
  • Hàng rời
  • Vật giá trị cao và dễ bị tổn hại
  • Nội thất và đồ dùng cá nhân

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của VietShip, nếu muốn vận chuyển hàng đi đường biển nhanh chóng, giá rẻ hãy liên hệ Hotline của VietShip để được hỗ trợ tận tình!

Đọc thêm: Thị trường thuê tàu container ‘giảm nhiệt’ 

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Đài Loan về Việt Nam bằng đường biển 

Rate this post
tts_anhtuyet