Vận đơn là gì? Có những loại vận đơn nào…?
Vận đơn là gì? Có những loại nào? Áp dụng trong những phương thức vận chuyển nào?… Đó là những câu hỏi liên quan đến khái niệm cơ bản trong vận tải hàng hóa, mà Vietship sẽ thảo luận chi tiết trong bài viết này.
Vận đơn là gì?
Bản thân từ “vận đơn” là ghép của 2 âm Hán Việt. Trong đó, “vận” được hiểu là vận chuyển, còn “đơn” nghĩa là tờ phiếu ghi nhận thông tin. Kết hợp lại thì có thể hiểu nôm na: vận đơn là tờ phiếu ghi nhận thông tin về vận chuyển hàng hóa.
Trong tiếng Anh cũng tương tự như vậy. Vận đơn (đường biển) là Bill of Lading. “Bill” là tờ phiếu (= “đơn”), “lading” là xếp hàng lên phương tiện vận chuyển (= “vận”). Ghép lại thì Bill of Lading có nghĩa là “vận đơn” trong tiếng ta.
Lưu ý 1 chút: Bill of Lading đúng ra là vận đơn trong vận tải biển, không phải là từ vận đơn nói chung, áp dụng cho các phương thức khác như hàng không, đường bộ…
Nội dung vận đơn
Trên vận đơn, tùy loại đường biển, hàng không, đường bộ… có sự khác nhau, nhưng sẽ có những nội dung chính như:
- Tên người gửi hàng
- Tên người nhận hàng
- Thông tin phương tiện vận chuyển: tên tàu, số chuyến, biển số xe…
- Thông tin về hàng hóa
- Thông tin cước vận chuyển, và các phụ phí liên quan
- Ngày, địa điểm phát hành vận đơn, v.v…
Nội dung chi tiết hơn sẽ theo phương thức, và bạn có thể tham khảo thêm trong bài Vận đơn đường biển, Vận đơn hàng không
Chức năng của Vận đơn là gì?
Tùy từng loại hình và phương thức vận tải, vận đơn có thể có đủ (hoặc ít hơn) 3 chức năng chính như sau:
- Là biên lai gửi hàng lên phương tiện (tàu, máy bay, xe tải)
- Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở (giữa người gửi hàng và người chuyên chở)
- Là chứng từ sở hữu (áp dụng cho vận đơn đường biển)
Với chức năng đó, vận đơn có những vai trò và tác dụng nhất định. Và với người xuất nhập khẩu hay logistics, bạn thường thấy vận đơn quan trọng trong bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu vì nó được dùng trong các công việc sau:
- Làm bằng chứng xác nhận hàng đã được người bán gửi đi, và người mua xúc tiến những công việc cần thiết như đã thỏa thuận. Nói ngược lại, chưa có Bill nghĩa là chưa có hàng, nhiều việc khác phải đình lại chờ theo Bill.
- Làm chứng từ thanh toán, khi hàng đã lên tàu, trong trường hợp 2 bên mua bán thỏa thuận phải có vận đơn mới thanh toán hết, chẳng hạn như thanh toán L/C.
- Làm hồ sơ hải quan nhập khẩu: chứng từ này rất quan trọng, và hải quan yêu cầu phải có bản chụp có dấu hãng tàu, và dấu chủ hàng.
- Dùng làm chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thông qua vận đơn gốc, thường áp dụng cho vận tải biển với loại vận đơn có thể chuyển nhượng.
Các loại vận đơn
Khái niệm vận đơn áp dụng cho các phương thức vận chuyển khác nhau có sự khác nhau.
- Vận tải biển: dùng “vận đơn đường biển” – Bill of Lading, cũng có thể dùng giấy gửi hàng đường biển – Seaway Bill.
- Vận tải hàng không: dùng “giấy gửi hàng hàng không” – Airway Bill
- Vận tải đường bộ: thường có “Giấy gửi hàng đường bộ”, cũng có người dùng chưa chính xác là “vận đơn đường bộ”
- Vận tải đa phương thức: dùng vận đơn đa phương thức “Multimodal Bill of Lading”
Trong mỗi loại đó lại được phân ra những nhóm tương ứng phù hợp với nhu cầu thực tế của phương thức vận chuyển. Để chi tiết hơn bạn có thể đọc trong từng bài viết liên quan:
- Vận đơn đường biển
- Vận đơn đường hàng không
Một số câu hỏi liên quan đến vận đơn
Vận đơn sạch là gì?
Là loại vận đơn đường biển, trong đó không có gì chú gì về tình trạng hàng hóa, nghĩa là hàng hóa được người vận chuyển nhận trong tình trạng tốt. Loại này còn được gọi là vận đơn hoàn hảo, tiếng Anh là Clean Bill of Lading.
Ngược lại, là loại vận đơn bẩn, có ghi chú tình trạng hàng hóa không tốt, chẳng hạn như: thùng bị móp méo, rách vỡ.
Vận đơn theo lệnh là gì?
Cũng là loại vận đơn đường biển mà trong ô Consignee (người nhận hàng) đề nội dung yêu cầu người gửi hàng giao hàng theo lệnh của Consignee đó. Cụm từ thường là tiếng Anh như: To the Order of + tên Consignee.
Cùng nhóm này còn có Vận đơn đích danh (ghi rõ tên người nhận), và Vận đơn Vô danh (không ghi tên ai).
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!
Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng