VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

Ý, hay còn gọi là Cộng hòa Ý, là một quốc gia nằm ở phần trung tâm của Địa Trung Hải, với hai đảo lớn là Sicilia và Sardegna. Dãy núi Alps đóng vai trò như biên giới tự nhiên phía Bắc của Ý, giáp với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Thành Vatican là hai lãnh thổ lồng trong lãnh thổ của Cộng hòa Ý.

Ý là một thị trường quan trọng và tiềm năng cho thương mại quốc tế của Việt Nam, với tổng giá trị nhập khẩu hàng năm lên đến 551 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ý đạt 4,25 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Ý trong giai đoạn này đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Với vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Vietship đã và đang triển khai những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước. Các hoạt động này bao gồm tăng cường hỗ trợ vận chuyển, giải quyết các thủ tục hải quan và pháp lý, cung cấp các giải pháp logictics hiệu quả để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, Vietship cũng đóng vai trò trong việc xây dựng và mở rộng mối quan hệ kinh doanh giữa các đối tác Việt Nam và Ý, thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi Ý và nhập khẩu hàng hóa từ Ý về Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.

VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý
VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

CÁC MẶT HÀNG VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

Mặt hàng xuất khẩu

  • Máy vi tính và linh kiện
  • Sản phẩm điện tử và linh kiện
  • Điện thoại di động và linh kiện
  • Máy móc, dụng cụ, phụ tùng và linh kiện
  • Hàng thủy sản
  • Cà phê
  • Hạt điều
  • Chè
  • Hạt tiêu
  • Gạo
  • Sản phẩm dệt may
  • Giày dép

Mặt hàng nhập khẩu

  • Máy móc và linh kiện
  • Dụng cụ, phụ tùng và linh kiện
  • Nguyên phụ liệu dệt may
  • Dược phẩm
  • Hóa chất
  • Sản phẩm từ sắt thép
  • Sản phẩm từ chất dẻo
  • Da giày
  • Gỗ và sản phẩm gỗ

CÁC GIẤY TỜ CẦN KHI XUẤT HÀNG TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬP HÀNG VÀO Ý

– Tờ khai hải quan điện tử (kết quả phân luồng)

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original)

– Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)

– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

– Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

– Chứng từ bảo hiểm hàng hóa

– Tùy vào từng loại mặt hàng cụ thể, quý doanh nghiệp/chủ kiện hàng hóa cần chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ khác như: C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), giấy phép nhập khẩu hàng hóa, Fumigation (Giấy Chứng nhận hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa)…

CÁC CẢNG BIỂN TẠI Ý

Cảng Genova/ Genoa (Mã cảng biển GOA): Là cảng biển quốc tế chính của Ý có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Cảng được bảo vệ nhờ 3 lớp đê chắn sóng.

Cảng Napoli (Mã cảng biển NAP): Là cảng container công nghiệp có vai trò quan trọng. Mặt hàng cảng chuyên xuất khẩu là thép và dầu mỏ tinh chế.

Cảng La Spezia/ Speza (Mã cảng biển SPE): Vừa là cảng quân sự, vừa là cảng thương mại. Cảng chứa nhiều vũ khí và hậu cần của quân đội.

Cảng Venice (Mã cảng biển VCE): Là một trong những cảng có chất lượng tốt nhất. Chuyên để phục vụ du lịch, siêu du thuyền và các tàu chở hàng siêu trọng.

Cảng Trieste (Mã cảng biển TRS): Cảng nước sâu duy nhất tại trung tâm Địa Trung Hải, được quản lý bởi nhiều công ty tư nhân.

Cảng Pescara (Mã cảng biển PES/ PSR): Là cảng dành cho hàng hóa tổng hợp và là cảng cá địa phương.

Cảng Cagliari (Mã cảng biển CAG): Cảng biển lớn và bận rộn nhất của Ý. Cảng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển xuất nhập khẩu.

Cảng Catania (Mã cảng biển CTA): Là cảng chuyên xử lý tàu chở dầu. Cảng được bảo vệ bởi đê chắn sóng dài 1,9km và đang được đầu tư để kết nối với thành phố và chuyển đổi chức năng một số bến cảng.

VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý
VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

QUY TRÌNH THỦ TỤC KHI VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

Bước 1: Kiểm tra thông tin mặt hàng dự kiến xuất khẩu

  • Kiểm tra mặt hàng có cấm xuất khẩu hay có yêu cầu gì đặc biệt hay không?
  • Kiểm tra có thuế xuất khẩu hay không?
  • Kiểm tra hàng hóa có yêu cầu gì đặc biệt khi vận chuyển hay không? Nó thuộc nhóm hàng dễ cháy nỗ, chất lỏng, hóa chất…
  • Hàng thuộc nhóm quá khổ, quá tải khi vận chuyển hay không?

Bước 2: Ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài

Kiểm tra xong, bước tiếp theo là ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài. Sau đó gom hàng hoá làm thành lô hàng xuất khẩu. Tiến hành đóng gói bao bì cùng kẻ mã ký hiệu để phân biệt hàng hoá.

Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Khi chuyên chở hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài vấn đề rủi ro, tổn thất là khó tránh khỏi. Vì vậy, mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Bước 4: Thuê phương tiện vận tải

  • Căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Như điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CFR, DDU, DDP…
  • Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: khối lượng bao nhiêu, kích thước, điều kiện bảo quản như thế nào,…
  • Căn cứ vào điều kiện vận tải: xác định hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài thuộc hàng hóa gì?. Vận tải một chiều hay hai chiều, vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay đặc biệt, chuyên chở liên tục hay chuyên chở theo chuyến,…

Bước 5: Làm thủ tục hải quan

Các bước làm thủ tục hải quan như sau:

  • Khai báo hải quan: Bạn có trách nhiệm kê khai đầy đủ và chi tiết về hàng hóa một cách trung thực nhất lên tờ khai hải quan để cơ quan hải quan căn cứ vào đó kiểm tra.
  • Xuất trình hàng hoá: Bạn cần sắp xếp hàng hóa theo một trật tự sao cho thuận tiện nhất trong việc kiểm soát, xuất trình hàng hóa.
  • Thực hiện các quyết định tiếp theo của cơ quan hải quan

Bước 6: Giao hàng lên tàu

Dựa vào thông tin chi tiết của hàng hóa, tiến hành lập bản đăng ký hàng chuyên chở, sau đó giao cho nhà vận tải để đổi lấy số xếp hàng.

Trao đổi với bộ phận điều độ của cảng để có thể nắm chính xác thời gian bốc hàng lên tàu.

Sau khi giao hàng lên tàu, bạn nhận biên lai từ thuyền phó để đổi lấy vận đơn đường biển và làm hợp đồng vận chuyển.

Khi sử dụng giao bằng container, cần thuê container và lập bảng kê chi tiết hàng hóa nếu số lượng hàng hoá không đóng hết một container (LCL).

Bước 7: Làm thủ tục thanh toán

Làm thủ tục thanh toán kết thúc giao dịch. Căn cứ vào hợp đồng, có các phương thức thanh toán phù hợp như LC, TTR, DP, DA…

VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý
VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TỪ VIỆT NAM ĐI Ý

LÝ DO NÊN CHỌN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CỦA VIETSHIP

– Báo giá nhanh: Sau khi nhận đơn hàng, chúng tôi cam kết báo giá trong 15 – 30 phút theo từng yêu cầu một cách chi tiết nhất. Thường xuyên cập nhật lịch tàu mới và chính xác nhất, theo dõi đơn hàng trong quá trình vận chuyển

– Thời gian nhanh chóng: 1-2 ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu tại các cảng khi hàng cập cảng hoặc xuất hàng đi Ý

– Cam kết: Vietship có quan hệ tốt với đại lý ở Ý vì vậy chúng tôi đảm bảo hỗ trợ giá cước vận tải cực tốt, lịch trình ổn định, đảm bảo hàng hóa giao đến doanh nghiệp nhanh – an toàn – tiết kiệm

– Đội ngũ nhân viên: Vietship tại các khu vực cảng ở Việt Nam và đại lý tại Ý. Dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và xử lý các vấn đề liên quan đến giá cước, thủ tục hải quan cho tất cả các mặt hàng được nhập khẩu bằng đường biển xuất nhập từ hai cảng Ý và Việt Nam.

 

Đọc thêm:

Vai trò và tầm quan trọng của kênh đào Xuy Ê

Vận chuyển hàng đi Vân Nam – Trung Quốc

Rate this post