VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG

VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG

VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG

Trong bối cảnh cước vận tải biển đang ‘nổi sóng’, doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ cho thuê container mạng lưới hoạt động toàn cầu đã tăng mua vỏ container Việt Nam sản xuất.

CONTAINER LÀ GÌ?

Container là một thùng thép hình hộp chữ nhật có khả năng chịu lực rất tốt. Container có nhiều kích thước khác nhau như 10 feet, 20 feet, 40 feet hay 45 feet. Container được sử dụng nhiều trong vận chuyển hàng hóa hay làm kho chứa hàng. Nhờ những chiếc container mà hàng hóa được an toàn và được bảo quản tốt nhất trong quá trình vận chuyển.

VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG
VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG

CẤU TẠO CHI TIẾT

Container được phân loại thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và kích thước của nó. Tuy nhiên cấu tạo container chung của chúng đều có 7 bộ phận như sau:

  • Khung container

Khung của một chiếc container có dạng hình hộp chữ nhật, được làm từ thép. Đây là bộ phận khung xương quyết định tính chịu lực của container. Và là bộ phận quan trọng nhất cấu tạo container. Phần khung của container bao gồm 4 trụ dọc, 2 xà dọc đáy, 2 xà dọc nóc, 2 dầm đáy, 1 xà ngang trên trước và 1 xà ngang trên sau.

  • Đáy và sàn Đáy của container

Bao gồm các dầm ngang nối 2 thanh xà dọc đáy với nhau. Các xà ngang này có tác dụng cùng với khung để tăng tính chịu lực cho sàn container. Sàn của container thường được làm bằng gỗ nguyên bản. Vì thế nên nó vô cùng bền bỉ và chắc chắn. Gỗ này được ngâm ủ hóa chất trước khi dùng làm sàn container. Nên chúng có khả năng chống được mối mọt và mục nát.

VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG
VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG
  • Tấm mái nóc

Phần mái container được làm bằng một tấm kim loại có các sóng uốn lượn, bền chắc, không bị han gỉ và kín để bảo quản tốt nhát cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

  • Vách dọc 

Phần vách dọc của container cũng được làm từ các tấm kim loại gắn kết với nhau, có bề mặt lượn sóng để giúp cho nước mưa không bị ứ đọng trên nó, đồng thời tăng khả năng chịu lực cho container.

  • Mặt ttrước container 

Được cấu tạo bằng các tấm kim loại, không có cửa.

  • Mặt sau và cửa Mặt sau container

Gồm 2 cánh cửa bằng kim loại phẳng. Các cánh cửa này được gắn với khung container bằng các bản lề. Các bản lề này phải đảm bảo khít để tránh được ánh sáng và nước gây ảnh hưởng tới hàng hóa bên trong.

  • Góc lắp ghép – Góc đúc

Được chế tạo bằng thép, hàn khớp vào các góc trên, dưới của container. Các góc lắp ghép này đôi lúc còn được sử dụng để làm chỗ buộc hay chằng hàng hóa cho chắc chắn.

TĂNG NGUỒN CUNG VỎ CONTAINER

Theo báo cáo của các hãng tàu tại cuộc làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam, hiện thị trường Trung Quốc đang khẩn cấp thu gom một lượng lớn container rỗng để phục vụ đợt xuất khẩu hàng hóa lớn sang Mỹ trước ngày 1-8.

Điều này khiến các hãng tàu có xu hướng chuyển dịch container rỗng sang phục vụ thị trường Trung Quốc, có thể gây ảnh hưởng đến tình hình cân bằng nguồn cung container rỗng tại các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó, doanh nghiệp chuyên cho thuê vỏ container phạm vi hoạt động toàn cầu đã tăng thêm nguồn cung khi nhận đơn hàng do Việt Nam sản xuất, nhằm góp phần giải “cơn khát” container rỗng.

VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG
VỎ CONTAINER VIỆT NAM TRỞ THÀNH MẶT HÀNG ƯA CHUỘNG

NHU CẦU VỀ CONTAINER ĐANG RẤT LỚN

Thực tế hiện nay thị trường container rỗng sôi động nhưng phần lớn phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài, ít doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Hãng tàu và công ty cho thuê container không chỉ sở hữu tàu mà còn cung cấp luôn container cho khách để đóng hàng như Maersk, MSC, COSCO, Triton, CAI, Florens, Seaco, SeaCube, Beacon… Số container của họ không hề nhỏ, chiếm từ 40% đến 50% toàn thị trường.

Ở Việt Nam, Vinafco, Ratraco… hoạt động dịch vụ logistics, vận tải đường bộ, đường sắt cũng có container của mình, nhưng số lượng rất ít và thường để đa dạng hóa dịch vụ.

Dù rất tiềm năng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sản xuất được vỏ container. Có doanh nghiệp Việt tham gia vào sản xuất nhưng sau đó phải dừng hoạt động. Trên thực tế, theo các chuyên gia về logistics, việc tự chủ về container rỗng là câu chuyện lâu dài để Việt Nam từng bước tự chủ nguồn cung, không để hàng hóa mất sức cạnh tranh vì tăng giá container.

Xem thêm: 

Gửi bột khoai lang từ Hà Nội đi Mỹ

Booking tải hàng không từ Hà Nội đi Melbourne

Rate this post