Xuất khẩu tôm tăng mạnh nhất vào tháng 7 tính từ đầu năm 2024
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 7/2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 375 triệu USD, ghi nhận mức tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng có giá trị xuất khẩu cao nhất và tăng trưởng mạnh nhất kể từ đầu năm.
Tình hình xuất khẩu
Tôm
Trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Với xuất khẩu tôm tăng 11%, mức tăng cao nhất từ đầu năm. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) tăng lần lượt 24% và 32%. Ngược lại, xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật Bản tăng 9% và 4%, trong khi xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 21%.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, tổng xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 1,45 tỷ USD, tăng 4%, tôm sú đạt 246 triệu USD, giảm 10%. Và xuất khẩu tôm hùm tăng gần 3 lần lên 145 triệu USD.
Theo VASEP, sự gia tăng này có thể được giải thích bởi việc giảm tồn kho và nhu cầu nhập khẩu tăng lên để chuẩn bị cho các dịp lễ cuối năm. Ngoài ra, sự gia tăng giá tôm nguyên liệu toàn cầu, bao gồm cả từ Việt Nam, cũng đã góp phần làm tăng giá tôm xuất khẩu.
Cá
Xuất khẩu cá tra cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể với mức tăng 23% trong tháng 7. Tăng trưởng này được ghi nhận ở hầu hết các thị trường chính, với mức tăng từ 20% đến 40%. Ngoại trừ EU, nơi xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 7 tháng đạt gần 1,09 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường chính cho cá tra Việt Nam với giá trị 317 triệu USD. Nhưng vẫn giảm 2,3% so với năm trước. Thị trường này chủ yếu tiêu thụ cá tra cỡ lớn và các sản phẩm phụ như bong bóng cá tra, với xuất khẩu bong bóng cá tra sang Trung Quốc đạt 40 triệu USD, chiếm 80% tổng xuất khẩu.
Về cá ngừ, sau một thời gian dài tăng trưởng hai con số từ 16% đến 32%. Xuất khẩu trong tháng 7 chỉ tăng 9% so với năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt 555 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Chủ yếu đến từ cá ngừ đóng hộp, đóng túi và cá ngừ loin/phile đông lạnh.
Thị trường tiêu thụ Mỹ
Trong tháng 7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng 16% đạt 89 triệu USD. Tính từ đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 391 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính cho sự gia tăng này là do lượng hàng tồn kho tại Mỹ giảm. Và các nhà bán lẻ cần bổ sung hàng hóa trước mùa lễ hội cuối năm. Thêm vào đó, nền kinh tế Mỹ có nhiều tín hiệu tích cực. Như doanh số bán lẻ tháng 7 tăng nhẹ chi tiêu tiêu dùng và đầu tư ổn định. Cùng với việc lương tăng, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát giảm. Tôm đông lạnh vẫn giữ vị trí hàng đầu trong các sản phẩm bán lẻ tại Mỹ. Dự báo rằng nhu cầu nhập khẩu tôm từ Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong quý 3 và giá tôm có thể tăng nhẹ từ tháng 7 trở đi.
Thị trường tiêu thụ Trung Quốc và Hồng Kông
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 7. Với mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trường này đạt 399 triệu USD trong bảy tháng đầu năm, tăng 18% so với năm ngoái.
Sự gia tăng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc được thúc đẩy. Do nhu cầu nhập khẩu từ thị trường này. Đồng thời, các lô hàng tôm từ Ecuador đã gặp phải vấn đề với các cuộc kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt từ Trung Quốc. Một số lô hàng tôm Ecuador đã bị từ chối trong tháng 6 do dư lượng sodium metabisulfite. Điều này ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc.
Thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
Theo VASEP, các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đối mặt với một số thách thức. Bao gồm chi phí vận tải biển gia tăng và các rủi ro liên quan đến xung đột toàn cầu. Hoạt động nuôi tôm trong tháng 8 và 9 cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều. Dự đoán sẽ hạn chế nguồn cung tôm thương phẩm trong phần còn lại của năm.
Dù vậy, các doanh nghiệp đã chủ động triển khai các chiến lược. Như ký hợp đồng dài hạn và tăng cường dự trữ nguyên liệu. Họ hy vọng rằng trong những tháng cuối năm, các thị trường nhập khẩu chính tích cực hơn. Giúp ngành tôm đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2024.
Xem thêm:
Các thuật ngữ liên quan đến Lịch trình tàu
Khái niệm kho CFS là gì và ứng dụng trong xuất nhập khẩu?