Một vài thông tin cần biết về chứng từ bảo hiểm (Certificate of Insurance

Chứng từ bảo hiểm là gì? 

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và là chứng từ điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với người được bảo hiểm.
Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những
tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

  • Chứng từ bảo hiểm và những điều cần lưu ý

Các chứng từ bảo hiểm phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hoá

Chứng từ bảo hiểm thường dùng là Đơn bảo hiểm (Insurance Policy) và Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate):

Về đơn bảo hiểm (Insurance Policy):

– Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hoá hợp đồng này.

– Đơn bảo hiểm gồm có:

  • Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiềm và người được bảo hiểm.
  • Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,…) và về việc tính toán phí bảo hiểm (trị giá bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm,…)

Về giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện hợp
đồng.
Ngân hàng sẽ từ chối chấp nhận thanh toán cho những giấy chứng nhận bảo hiểm sau:

  • Chứng từ bảo hiểm có ngày phát hành trễ hơn ngày bốc hàng lên tàu hoặc ngày gửi hàng đi hoặc ngày nhận hàng để gửi hàng đi.
    – Loại tiền ghi trong chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền ghi trong L/C.
    – Chứng từ bảo hiểm do các nhà môi giới bảo hiểm cấp.
    – Chứng từ bảo hiểm chưa  người mua bảo hiểm đích danh ký hậu.
    – Mức mua bảo hiểm phải đúng như quy định của L/C. Ví dụ: L/C quy
    định mức bảo hiểm là 110% giá trị của CIF, nếu người xuất khẩu thậm chí xuất trình chứng từ bảo hiểm 120% hoặc 125% trị giá của CIF sẽ không được ngân hàng chấp nhận.

Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không vó giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp hay tổn thất xảy ra nên ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm.

Những rủi ro cần chú ý khi lập đơn bảo hiểm 

  • Ngày lập giấy chứng nhận bảo hiểm

Ngày lập giấy chứng nhận bảo hiểm phải trước ngày hoặc cùng với ngày giao hàng

  • Loại bảo hiểm

L/C và hợp đồng quy định mua bảo hiểm loại gì thì phải mua đúng loại đó

L/C không quy định thì người bán có thể mua điều kiện ICC (C)

  • Số bản chứng từ bảo hiểm

L/C không quy định thì người bán có thể xuất trình 2 bản (chính)

Thông thường L/C quy định xuất trình 3 bản gốc

  • Tên công ty bảo hiểm

Tên công ty bảo hiểm phải theo yêu cầu của L/C. Nếu L/C không yêu cầu, người bán có thể lựa chọn công ty bảo hiểm bất kỳ.

Nếu có tái bảo hiểm thì phải ghi tên của công ty tái bảo hiểm

  • Phạm vi bảo hiểm hàng hoá

L/C quy định bảo hiểm phải bồi thường tới đâu thì trên giấy chứng nhận bảo hiểm phải ghi đúng địa điểm đó.

L/C không quy định thì bảo hiểm hàng hoá thường tại cảng tới cuối cùng.

  • Ký giấy chứng nhận bảo hiểm

Nếu L/C quy định phải ký hậu thì người mua bảo hiểm lật mặt sau ký tên và đóng dấu.

Nếu L/C không đề cập gì thì người mua vẫn phải ký hậu.

Nếu L/C có quy định giấy chứng nhận bảo hiểm “Endorsed to… bank” thì người mua bảo hiểm lật mặt sau ký tên đóng dấu và ghi thêm “Pay to the order of… bank”.

Nếu L/C quy định giấy chứng nhận bảo hiểm “To order and endorsed in blank” thì người mua bảo hiểm lật mặt sau ký tên đóng dấu và ghi “Pay to the order of (tên người giữ chứng từ cuối cùng)”.

Liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn các dịch vụ xuất nhập khẩu và vận chuyển thông qua Hotline.

Xem thêm: INCOTERMS – MỤC ĐÍCH RA ĐỜI, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Xem thêm: Vận chuyển hàng hoá từ Biên Hoà đi Hàn Quốc: Nhanh chóng và tiết kiệm

Rate this post