VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING – B/L ) LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Vận đơn đường biển là gì? Phân loại vận đơn đường biển.

Khái niệm vận đơn Bill of Lading 

Trong vận tải đường biển, người mua và người bán không thể trực tiếp gặp mặt nhau để giao nhận hàng hoá và thanh toán. Hầu hết công việc đều được thực hiện qua bên người chuyên chở và người giao nhận. Để tránh các rủi ro về hàng hoá, tạo điều kiện cho việc thanh toán tiền hàng, tiền vận tải. Người ta quy định một loại giấy tờ gọi là vận đơn đường biển.

Chức năng của vận đơn đường biển

– Là bằng chứng của hợp đồng vận tải điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng và người vận tải, giữa người vận tải và người gửi hàng hoặc người cầm vận đơn.

– Là chứng từ sở hữu hàng hoá miêu tả trong vận đơn nên có thể mua bán chuyển nhượng với tư cách là một chứng từ lưu thông được.

– Là biên lai nhận hàng để chở người vận tải, chứng minh cho hiện trạng hàng hoá được giao.

Phân loại vận đơn đường biển được căn cứ vào các tiêu chí khác nhau.

            – Căn cứ vào hành trình vận tải:

(1) Vận đơn chở thẳng:  (Direct B/L)

Sử dụng trong trường hợp hàng hoá vận tải từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bởi một con tàu. Và tàu sẽ không dừng lại chuyển tải trong quá trình vận tải.

(2) Vận đơn chở suốt (Thought B/L)

Được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được vận tải từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bởi một con tàu, nhưng tàu ghé qua các cảng trung gian để giao hàng và nhận hàng của các chủ hàng khác

(3) Vận đơn chuyển tải (Transshipment B/L)

Được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được vận tải bằng hai hay nhiều con tàu của hai hay nhiều người vận tải. Và hàng hoá được chuyển tải trên đường vận tải và thường gọi là vận đơn đa phương thức (Multimodal Transport B/L) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L)

            – Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn:

(1)  Vận đơn sạch (vận đơn hoàn hảo – Clean B/L):

Là vận đơn trên đó không có những nhận xét không tốt về hàng hoá hoặc bao bì

(2) Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)

Là vận đơn trên đó có những nhận xét xấu hoặc bảo lưu về về hàng hoá và/hoặc bao bì. Thường không được ngân hàng chấp nhận thanh toán

            – Căn cứ vào khả năng lưu thông

(1) Vận đơn theo lệnh (Order B/L)

Là vận đơn không ghi rõ tên, địa chỉ của người vận hàng mà chỉ ghi chữ “theo lệnh” của người gửi hàng, người nhận hàng hoặc ngân hàng.

(2) Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Là vận đơn có ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng và chỉ ngừoi nhận này mới được nhận hàng

(3) Vận đơn cho người cầm (B/L to Order)

Là vận đơn có ghi rõ chữ “cho người cầm”, bất kỳ người nào có vận đơn này trong tay đều có thể nhận hàng

Ngoài ra còn có một số vận đơn khác như B/L do người giao nhận cấp, B/L theo hợp đồng thuê tàu, vận đơn trình tại cảng gửi, giấy gửi hàng đường biển, vận đơn bên thứ 3, vận đơn có thể thay đổi, biên lai thuyền phó.

Nội dung của vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là gì? Phân loại vận đơn đường biển.

Thông thường vận đơn thường do các hãng tàu in sẵn thành mẫu, có hai mặt. Mặt thứ nhất của vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở các số liệu in trên biên lai thuyền phó, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Số vận đơn (Number of B/L)

– Người gửi hàng (Shipper)

– Người nhận hàng (Consignee)

– Địa chỉ thông báo (Notify address)

– Chủ tàu (Shipowner)

– Tên tàu (Name of ship)

– Cảng xếp hàng (Pord of loading)

– Cảng chuyển tải (Via or transshipment port)

– Nơi giao hàng (Place of delivery)

– Tên hàng (Name of goods)

– Ký mã hiệu (Marks and number)

– Đóng gói và mô tả hàng hoá (Kind of packages and description os goods)

– Số kiện (Number of packages)

– Trọng lượng hay thể tích (Total weight or mesurement)

– Cước phí và chi phí (Freight and charges)

– Số bản vận đơn gốc (Number of orginal B/L)

– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of issue)

– Chữ ký người vận tải (Master’s signature)

Mặt thứ hai của vận đơn thường ghi những quy định liên quan in sẵn đến vận tải như: giao nhận, cước phí, phụ phí, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở,… Những quy định này mặc dù do các hãng tàu in trước nhưng phải phù hợp với quy định chung của các điều ước và tập quán quốc tế.

Liên hệ booking dịch vụ vận tải hàng hoá đường biển để được Vietship tư vấn chi tiết nhất!

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thiết bị nâng hạ

Xem thêm: Gửi hàng hiệu quả: Cao Lãnh – Na Uy với Đồng Tháp Logistics

Rate this post