Các thông tin cần biết về House Bill trong vận tải hàng hoá đường biển

Các thông tin cần biết về House B/L trong vận tải hàng hoá đường biển

Các thông tin cần biết về House Bill trong vận tải hàng hoá đường biển

Khái niệm về House Bill

House bill là gì? House Bill thường được hiểu là House Bill of Lading.
Đây là dạng vận đơn đường biển Công ty giao nhận vận chuyển (Công ty Forwarder hay Freight Forwarder) phát hành. House Bill theo nghĩa Tiếng Việt được hiểu là vận đơn đường biển và được gọi tắt là HBL hoặc HB/L.

HBL có thể được một công ty vận chuyển NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) – Chủ tàu không tàu phát hành. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì hình thức này hiện tại không có. Vậy nên, HBL được định nghĩa là vận đơn Forwarder phát hành cho người gửi hàng thật (Real Shipper).

Theo đó, sau khi người gửi (chủ hàng) đóng gói hàng, gửi đến Công ty giao nhận, hoàn thành thủ tục thông quanđóng phí theo quy định thì Công ty Forwarder sẽ phát hành HBL cho khách hàng. Trên HBL cũngnhững thông tin cơ bản giống với vận đơn đường biển nói chung. Tuy nhiên, ở phần người gửi và người nhận có thể thay đổi theo 2 trường hợp:

Người gửi hàng chủ yếu là người Việt Nam còn người nhận hàng là người nước ngoài.
Trong trường hợp cần thiết, hai mục trên có thể thay thế bởi người được uỷ quyền theo luật định.

Tại sao phải có House bill of lading?

Khi bạn sử dụng dịch vụ vận chuyển tại hãng tàu, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn vận chuyển cho bạn. Đó là Master Bill nhưng nếu hàng của bạn là hàng LCL, bạn sử dụng dịch vụ của forwarder. Hay đơn thuần là bạn muốn sử dụng dịch vụ của Forwarder hơn là các hãng tàu thì sao? Bạn muốn rằng các Công ty Forwarder này cũng phải một loại chứng từ đáp ứng được những yêu cầu đối với một hợp đồng vận chuyển. Một biên lai hàng hoá, sẽ thể hiện được quyền sở hữu hàng hoá của bạn. Lúc này, HBL sẽ ra đời nhằm giải quyết những vấn đề trên. Tìm hiểu thêm về vận đơn House bill trong vận tải hàng hoá

Các đặc điểm chủ yếu của vận đơn HBL

Vận đơn nội bộ phải được phát hành trên định dạng vận đơn của người giao nhận hàng hoá.
Vận đơn nội bộ do người giao nhận phát hành và ký mà không chỉ đích danh cơ quan ký tên là người vận chuyển hoặc với tư cách là đại lý của người vận chuyển. Trong một vài trường hợp, các Công ty giao nhận ký HBL “với tư cách là người vận chuyển“. Đặc biệt khi khách hàng của họ yêu cầu vận đơn đáp ứng các điều kiện sau;
Vận đơn nội bộ (HBL) có thể có hoặc không phải tuân thủ theo Quy tắc La Hay, Quy tắc Hague-Visby và COGSA của Mỹ (Đạo luật Vận chuyển Hàng hoá bằng Đường biển của Mỹ năm 1936. ), . .. ;
Vận đơn nội bộ do người giao nhận ký, liệt kê các điều khoản và điều kiện vận chuyển theo quan điểm của công ty giao nhận. Vận đơn nội bộ không có hợp đồng vận chuyển thực tế của người vận chuyển. Vì vậy người gửi hàng ghi trên vận đơn chuyển nhà không được thể hiện theo hợp đồng vận chuyển thực tế của người vận chuyển.

Ưu điểm và nhược điểm của HBL thế nào?

Master Bill hay House Bill đều là những dạng vận đơn có một số ưu điểm và nhược điểm nhất định khi sử dụng. Cụ thể, đối với HBL, có thể nhắc đến một vài ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Dễ dàng sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của Shipper. Bởi vì HBL do Công ty Forwarder phát hành theo tiêu chuẩn của họ, có logo của họ. Do đó, việc sửa đổi chỉ có thể thực hiện khi người gửi yêu cầu với Công ty Forwarder.
Vẫn sử dụng Bill tương tự với vận đơn đường biển cho việc gửi và nhận hàng theo hợp đồng.

Nhược điểm:

Khó bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm pháp lý cho người gửi trong trường hợp lô hàng bị thất lạc. Bởi, đây là Bill của công ty Forwarder phát hành. Vì vậy, nếu người gửi đem Bill đến hãng tàu để khiếu nại hoặc đòi bồi thường thì hãng tàu sẽ không đồng ý giải quyết. Với trường hợp này, việc chịu trách nhiệm thuộc về Forwarder.

Sử dụng HBL sẽ mất thêm phí làm hàng (phí Handling) tại cảng đến.

Lợi ích khi sử dụng House Bill

Thường sử dụng House bill là yêu cầu của shipper bởi một số lí do như:
Shipper tin tưởng người làm Dịch vụ vận chuyển họ muốn dấu tên của shipper cũng như khách hàng trên vận đơn và một vài giấy tờ khác.
Khi vận chuyển mà consignee yêu cầu shipper ghi một vài thông tin trên bill theo đúng bộ chứng từ mà hãng tàu không thể chấp thuận được. 
Trong trường hợp tàu bị delay nhưng L/C bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển. Hãng tàu không chấp nhận ký lùi bill bạn ký lùi tối đa chỉ được 1 ngày trong khi phải lùi tối đa 3 ngày hãng tàu mới ký LOL. Khi làm house bill bạn không được lùi ngày.

Đọc thêm

Tiêu chuẩn FDA là gì? Gồm những điều kiện nào? (Phần 2)

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY TÍNH ĐỂ BÀN

Rate this post