CÁC TRANH CHẤP, BẤT ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

CÁC TRANH CHẤP, BẤT ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Trong thương mại quốc tế, chúng ta khó có thể tránh khỏi những tranh chấp, bất đồng quan điểm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các tranh chấp bất đồng trong thương mại quốc tế nhé!

Những tranh chấp, bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu

1.1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu chúng ta có những tranh chấp giữa nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của người mua.

Nghĩa vụ giao hàng:

Nghĩa vụ cung cấp chứng từ hàng hoá:

  • Gửi chậm
  • Gửi thiếu
  • Không gửi

=> Trở ngại cho người bán trong việc nhận và phân phối hàng hóa.

Tranh chấp về điều khoản giá” Khi HĐ:

Tranh chấp về điều khoản giá” Khi HĐ *Đối tượng là những mặt hàng có giá cá biến động mạnh với xu hướng khó nắm bắt VD: xăng, dầu, sắt, thép, xi măng, gas, cà phê, nông sản, tiêu,…. 4 Thời hạn thực hiện dải, giao hàng nhiều lần. PRICE * Thời điểm giao hàng chưa cụ thể.

Nghĩa vụ sau bán hàng

*HĐ mua bán máy móc thiết bị toàn bộ, hàng điện tử, ô tô…..

Người bán không hoặc thực hiện không tốt nghĩa vụ:

  • Điều khoản bảo hành
  • Hướng dẫn sử dụng hàng hóa
  • Vận hành,….

=> Người mua có quyền phản đối, yêu cầu người bán phải làm tròn nghĩa vụ tranh chấp.

* Tranh chấp khác liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, việc cung cấp bao bì & ký mã hiệu,…

Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng

a. Trường hợp thanh toán bằng L/C
  • Không mở L/C
  • Mở L/C không đúng thời hạn quy định
  • Số tiền ghi trên L/C không đúng
  • Chọn NH mở L/C không đúng quy định
  • Mở L/C không đúng các quy định của HĐ
  • Tự ý yêu cầu NH ngừng thanh toán
b. Trường hợp thanh toán bằng D/P hoặc D/A
  • Người mua chậm trả hoặc không chấp nhận trả tiền hối phiếu => tranh chấp

Nghĩa vụ nhận hàng

  • Tiếp nhận hàng hóa không kịp thời & đầy đủ => gây tổn thất cho người bán.

VD:

a) Bán hàng theo điều kiện FOB, nếu người mua chậm trễ hay không thực hiện việc thuê & chỉ định tàu => thiệt hại cho người bán => tranh chấp.

b) Người mua không gửi lệnh giao hàng hoặc gửi lệnh chậm trễ => thiệt hại cho NB => tranh chấp.

Ví dụ:

  • Nội dung vụ án: Công ty U (Người yêu cầu) tại Philippines và Công ty thép D (có trụ sở tại Việt Nam) ký hợp đồng mua bán 6000 tấn thép ngày 12/06/2017 với giá trị hợp đồng 2.430.000.000 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Thép D không giao hàng theo đúng số lượng, thời hạn ghi trong Hợp đồng mua bán. Công ty U đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc (ICC). ICC đã ra phán quyết yêu cầu Công ty Thép D bồi thường các thiệt hại mà Công ty D yêu cầu.
  • Nay Công ty U yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC).

Nhận định của Tòa án: Xét nội dung phán quyết phù hợp với pháp luật nội dung của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhận định này là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 37 Luật Thương mại. Phán quyết buộc Công ty D phải bồi thường thiệt hại do hành vi không thực hiện hợp đồng, giá trị bồi thường bằng giá trị khắc phục thiệt hại bằng phương thức mua bù đắp hàng hóa tương tự, với khối lượng nhỏ hơn, giá thành gần tương đương là phù hợp với khoản 2 Điều 41, 300, 301 và 302 Luật Thương mại.

Quyết định: Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết Hồ sơ vụ kiện số 23329/PTA/ASB/HTG ngày 19/10/2018 và Phụ lục của Phán quyết 23329/PTA/ASB/HTG ngày 11/12/2018 của Tòa án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) về việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán phôi thép cao cấp số: DNY-UNI-12.06.2017 ngày 12/6/2017 được ký kết giữa Công ty U, địa chỉ: Punturin, Thành phố Valenzuela, Philippines với Công ty Cổ phần Thép D, phường H, quận L, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

1.2. Trong quá trình thực hiện gia công quốc tế

  • Bên đặt gia công không cung cấp mẫu mã, nguyên phụ liệu, những điều kiện hỗ trợ SX khác (máy móc, trang thiết bị…) theo đúng những qđ trong HĐ
  • Bên đặt gia công không thanh toán tiền công gia công theo đúng những thỏa thuận trong HĐ
  • Bên nhận gia công không tổ chức SX theo đúng yêu cầu
  • Bên nhận gia công giao hàng không đúng chất lượng, không đủ số lượng, không kịp thời hạn… theo những qđ trong HĐ
  • Bên đặt gia công/ Bên nhận gia công vi phạm những qđ của các quốc gia có liên quan (vấn đề: quota) => không nhận/ giao được hàng như đã thỏa thuận trong HĐ

1.3. Trong quá trình thực hiện các hợp đồng vận tải, giao nhận quốc tế

Có nhiều tranh chấp có thể xảy ra trong lĩnh vực này, trong đó phổ biến nhất là các tranh chấp do giao hàng chậm và khi xảy ra những tổn thất, mất mát trong quá trình chuyên chở, giao nhận hàng hóa.

1.4. Các tranh chấp khác

  • Tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các HĐ bảo hiểm
  • Tranh chấp trong các quan hệ với các ngân hàng
  • Tranh chấp với cơ quan giám định
  • Tranh chấp với cơ quan hải quan…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Vietship nhé! Để biết thêm thông tin, hãy đến với Vietship qua Hotline để được tư vấn nhé!

Gửi gia vị Việt đi Mỹ có được không nhỉ? Giá bao nhiêu? 

CHUYỂN PHÁT NHANH HÀNG MỸ PHẨM HỒ CHÍ MINH ĐI SING 

 

Rate this post