Các ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Các ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc trao đổi mua bán hàng hóa giữa các nước ngày càng trở nên phổ biến.Xuất nhập khẩu đã và đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Ở một số quốc gia đang phát triển, nguồn thu từ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, trong đó có Việt Nam.

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

1. Khái niệm

Thuế xuất nhập khẩu là một thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Nói cách khác, thuế xuất nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa, người tiêu dùng không phải nộp thuế trực tiếp mà được thu gián tiếp thông qua hàng hóa mà họ đã mua.

2. Phân loại

Thue xuat nhap khau

Xét trong quá trình vận động của hàng hóa qua cửa khẩu thì thuế quan có 2 loại:

– Thuế xuất khẩu: thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu qua biên giới quốc gia.

– Thuế nhập khẩu: thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước.

 3. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động thương mại trao đổi hàng hóa nói riêng và sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung.

a) Đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu. Người tiêu dùng đóng thuế thông qua việc mua hàng hóa nên họ không cảm thấy có gánh nặng về thuế. Bằng cách đó, người tiêu dùng đã đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, trong đó thuế chiếm một phần quan trọng.

b) Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước

Nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nên thuế xuất khẩu thường thấp trong khi thuế nhập khẩu thì cao hơn.

c) Góp phần định hướng người tiêu dùng

Đối với mặt hàng khuyến khích phát triển, thuế nhập khẩu đánh rất thấp thậm chí không đánh. Điều này khiến giá thành hàng hóa rẻ hơn và người tiêu dùng mua nhiều hơn. Ngược lại, thuế đánh rất cao đối với hàng hóa hạn chế sử dụng như rượu và thuốc lá.

d) Là công cụ điều tiết hoạt động thương mại

Để quản lý hoạt động thương mại, nhà nước sử dụng đồng bộ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Trong đó thuế quan vẫn giữ vai trò quan trọng vì những lợi ích mà nó mang lại

e) Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước

Thuế nhập khẩu sẽ đánh cao hơn đối với các nước có chính sách phân biệt quốc gia đối với nước mình hay một số nước đã ký hiệp định thương mại thuế quan.

   II. Mục đích thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

– Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước

– Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc bảo vệ môi trường sinh thái.

– Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa.

– Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước.

– Thông qua công cụ thuế, Nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.

– Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước

– Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.

III. Các ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Nhằm mục tiêu khuyến khích và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, chính phủ đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chính phủ còn dành nhiều ưu đãi khác cho hoạt động trao đổi hàng hóa nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

1) Miễn thuế

a) Miễn thuế XNK

  • Hàng hóa viện trợ không hoàn lại
  • Hàng hóa tạm nhập,tái xuất, hàng hóa tạm xuất- tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, phục vụ hội nghị tối đa <= 120 ngày
  • Hàng hóa là tài sản được miễn thuế
  • Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu để phục vụ thi công công trình
  • Hàng hóa XNK phục vụ dầu khí
  • Hàng hóa XNK để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu KH và phát triển CN
  • Hàng hóa XNK để phục vụ gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công
  • Hàng hóa NK để gia công: miễn thuế NK, XK
  • Hàng XK để thuê nước ngoài gia công: miễn thuế XK, nộp thuế NK sản phẩm sau gia công.

b) Xét miễn thuế XNK

  • Hàng hóa nhập khẩu trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo.
  • Hàng hóa là quà biếu, quà tặng theo quy định

+ Tổ chức: <= 30 triệu đồng( xét miễn thuế xuất-nhập)

+ Cá nhân: <= 1 triệu đồng hoặc tổng thuế phải nộp <=50.000( xét miễn thuế xuất -nhập)

  • Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
  • Nhập để làm giải thưởng(thể thao, văn hóa, nghệ thuật…) xét miễn thuế <= 2 triệu đồng/1 giải cá nhân và 30 triệu đồng/ 1 giải tập thể.
  • Cá nhân nhập cảnh vào VN: ngoài hành lý cá nhân còn được miễn thuế số hàng mang theo có giá trị không quá 1 triệu hoặc tổng số thuế phải nộp dưới 50000 đồng để làm quà biếu tặng,…

2) Giảm thuế

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế.

Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.

Cac uu dai ve thue doi voi hang hoa xuat nhap khau
Các ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

3) Hoàn thuế

– Đã nộp thuế xuất nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu được phép tái xuất

– Đã nộp thuế XK, NK nhưng không XK, NK nữa

– Đã nộp thuế XNK nhưng thực tế ít hơn

– Có nhầm lẫn trong kê khai

– Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa XK được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ XK thành phẩm.

-Hàng tạm nhập tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công trình…khi tái xuất sẽ được hoàn lại thuế NK tương ứng với giá trị sử dụng, nếu thực tế đã hết hạn sử dụng thì không được hoàn lại thuế.

IV. Các ưu đãi khác của chính phủ

Ngoài những ưu đãi về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói trên, chính phủ còn thực hiện những chính sách ưu đãi khác đối với ngành hàng này.

1. Chính sách tỷ giá hối đoái:

Tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hợp lý để ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp cung cầu không gây biến động lớn cho nền kinh tế, góp phần khuyến khích xuất khẩu trong ngắn hạn và trung hạn.

2. Chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia hoạt động xuất khẩu:

Gia tăng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu .

3. Chính sách chiến lược xúc tiến xuất khẩu:

Trong 10 năm tới GDP n­ước ta phát triển tăng chí ít là gấp đôi và đến năm 20 về cơ bản trở thành n­ước công nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này, xuất khẩu chiếm vị trí cực kỳ quan trọng, tốc độ phát triển của nó chí ít phải gấp đôi tốc độ tăng trư­ởng của GDP, đồng thời hạn chế đi tới chấm dứt tình trạng nhập siêu, cân bằng cán cân thư­ơng mại quốc tế.

Bên cạnh đó còn có chính sách đầu tư­ thích hợp, tổ chức kinh doanh phải bắt nhịp với thông lệ và những chuyển biến nhanh chóng trên thị trư­ờng thế giới, lựa chọn bồi dư­ỡng cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu thành thạo về nghiệp vụ, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ và các phương tiện kinh doanh hiện đại.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thuế xuất nhập khẩu và các ưu đãi đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như các chính sách của chính phủ ta về ngành hàng này. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm hiểu biết về chính sách thuế của Việt Nam từ đó tuân thủ đúng chính sách của nhà nước ta và góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế ở Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!

Mọi thắc mắc hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ

Điện thoại: 08-69029161 ( 8g – 18g từ T2-T7)

Hotline: 0936-257-997 (phục vụ 24/24)

5/5 - (3 bình chọn)