Chậm làm thủ tục hải quan bị xử phạt thế nào?
Để đảm bảo thời gian xuất – nhập hàng hóa, tránh các trường hợp hàng hóa bị tồn đọng, chậm trế thủ tục, Tổng cục hải quan đã đưa ra thời hạn làm thủ tục hải quan cụ thể. Các trường hợp chậm làm thủ tục hải quan sẽ bị xử phạt chậm làm thủ tục hải quan căn cứ theo từng tình huống cụ thể.
1. Quy định về thời hạn nộp hồ sơ hải quan
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan được quy định tại Điều 25 Luật Hải quan 2014. Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ được quy định như sau:
– Hàng hóa xuất khẩu: nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
– Hàng hóa nhập khẩu: nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
– Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan
– Khai hải quan điện tử: khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
– Tờ khai hải quan giấy: người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
2. Chậm làm thủ tục hải quan bị xử phạt thế nào?
Nếu quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng nhập đến cửa khẩu mà người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Theo đó, Các tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn theo quy định thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp đối tượng bị xử phạt là cá nhân vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng. Mức tiền xử phạt đối với cá nhân chỉ bằng 1/2 mức phạt đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Nội dung quy định được căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
3. Trường hợp nào không phải mở tờ khai hải quan?
Theo Khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện thủ tục hải quan theo đúng với mục đích sản xuất. Trừ các trường hợp một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm tờ khai hoặc không:
– Hàng hoá mua bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau; Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại phổ biến, trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
– Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp chế xuất;
– Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một doanh nghiệp chế xuất, luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất trong cùng một khu chế xuất;
– Hàng hoá của các doanh nghiệp chế xuất thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
– Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!
Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng