Các trường hợp không phải nộp C/O mới 2024

Các trường hợp không phải nộp C/O mới 2024

Các trường hợp không phải nộp C/O mới 2024

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Bộ tài chính có quy định về 4 trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đó là những trường hợp nào?

Các trường hợp không phải nộp C/O mới 2024
Các trường hợp không phải nộp C/O mới 2024

1. Các trường hợp không phải nộp c/o

Theo Thông tư số 03/VBHN-BTC có hiệu lực từ ngày 10/01/2020 của Bộ Tài chính quy định chi tiết cách về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, có 4 trường hợp doanh nghiệp, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các trường hợp đó gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu.

– Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/VBHN-BTC.

– Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ này tại thời điểm làm thủ tục hải quan và thực hiện khai theo quy định.

Nếu hàng hóa nằm trong những trường hợp này thì doanh nghiệp, cá nhân thực hiện xuất khẩu hàng hóa sẽ không cần xuất trình chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Danh mục mặt hàng phải nộp C/O theo Thông tư 33/2023/TT-BTC

Phụ lục V Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định cụ thể danh mục hàng hóa phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát:

Mã số HS Mô tả

I. Thịt và các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm

Chương 2 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
15.01 Mỡ lợn (kể cả mỡ từ mỡ lá và mỡ khổ) và mỡ gia cầm, trừ các loại thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03.
15.02 Mỡ của động vật họ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03.
15.03 Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, oleostearin, dầu oleo và dầu mỡ (dầu tallow), chưa nhũ hoá hoặc chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác.
15.04 Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
15.05 Mỡ lông và chất béo thu được từ mỡ lông (kể cả lanolin).
1506.00.00 Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học
1516.10 – Mỡ và dầu động vật và các phần phân đoạn của chúng
1517.10 – Margarin, trừ loại margarin lỏng
1517.90 – Loại khác:
1517.90.10 – – Chế phẩm giả ghee
1517.90.20 – – Margarin lỏng
1517.90.30 – – Của một loại sử dụng như chế phẩm tách khuôn
1517.90.43 – – – Shortening
1517.90.44 – – – Chế phẩm giả mỡ lợn
1517.90.80 – – Của hỗn hợp hoặc chế phẩm từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng
1517.90.90 – – Loại khác
1518.00.12 – – Mỡ và dầu động vật
1518.00.20 – Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau
1518.00.60 – Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng và chất béo hoặc dầu thực vật hoặc các phân phân đoạn của chúng
16.01 Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó.
16.02 Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác
16.03 Sản phẩm chiết xuất và nước ép từ thịt, cá hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác

II. Than

27.01 Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá
27.02 Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền
27.03 Than bùn (kể cả than bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh
27.04 Than cốc và than nửa cốc luyện từ than đá than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá

III. Ô tô

Chương 87 Mặt hàng ô tô có mã số hàng hóa thuộc Chương 87, trừ:

Xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô đầu kéo container;

Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ;

Xe ô tô nhập khẩu thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;

Xe ô tô nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh;

Xe ô tô nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng theo giấy phép hoặc giấy xác nhận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp.

Các trường hợp không phải nộp C/O mới 2024
Các trường hợp không phải nộp C/O mới 2024

Như vậy:

– Trường hợp không phải nộp CO không nằm trong những trường hợp hàng hóa phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và danh mục hàng hóa liệt kê ở trên sẽ không phải nộp CO.

– Trường hợp hàng hóa được miễn nộp chứng từ chứng nhận hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ hàng hóa nhập khẩu có trị giá không vượt quá trị giá quy định về miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

5/5 - (1 bình chọn)