ETD, ETA là gì trong Logistics? So sánh ETD, ETA

ETA là gì trong Logistics? So sánh ETD, ETA

ETD, ETA là gì trong Logistics? So sánh ETD, ETA

Trong hoạt động vận tải hàng hóa (và hành khách) quốc tế, Việc các khách hàng nắm bắt được thời gian lịch trình của tàu biển (vận tải biển) và tàu bay (vận tải hàng không) là vô cùng quan trọng. Chính vì thế bài viết này được thực hiện để giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các mốc thời gian trong vận chuyển hàng hóa như ETD, ETA là gì?

ETA là gì trong Logistics? So sánh ETD, ETA
ETA là gì trong Logistics? So sánh ETD, ETA

ETD là gì?

Trong vận chuyển, ETD là từ viết tắt của Estimated Time of Departure, được hiểu là Thời gian khởi hành dự kiến. Thời gian này sẽ thể hiện bằng ngày và giờ tàu biển (hoặc máy bay) dự kiến khởi hành và luôn xuất hiện trên Booking của hãng tàu (hãng bay).

Nếu đặt trong bối cảnh giao hàng chặng cuối, ETD có thể là viết tắt của cụm từ Estimated Time of Delivery – Thời gian giao hàng dự kiến. Mốc thời gian này thường xuất hiện khi bắt đầu giao hàng đến cho người nhận hàng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng. Nghĩa này của ETD ít được sử dụng hơn khái niệm phía trên.

Tác động:  

Điều này rất quan trọng vì thời gian này sẽ cho thấy một tàu sẽ ở lại cảng làm hàng trong bao lâu. Nó cũng sẽ giúp cho trung tâm điều độ cảng lên kế hoạch khi nào tàu tiếp theo có thể cập vào bến tàu (terminal) nào đó.

ETA là gì?

ETA là viết tắt của cụm từ Estimated Time of Arrival, được hiểu là Thời gian đến dự kiến. Đây ​​là mốc thời gian mà một phương tiện hoặc một người dự kiến ​​sẽ đến địa điểm đích trong chuyến hành trình. Tính toán dựa trên thời gian khởi hành dự kiến (ETD), điều kiện tình trạng ​​của tuyến đường, tốc độ phương tiện…

ETA được sắp xếp dựa theo điều khoản giao hàng thường sẽ được sử dụng cùng với tên của một cảng biển hoặc một sân bay, để biết thời gian dự kiến đến đó. Tùy theo điều khoản giao hàng, ví dụ:

  • Giao nhanh (quick)
  • Giao ngay lập tức (immediately)
  • Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible)
  • Giao gấp (prompt)…

Điều khoản giao hàng khác nhau sẽ yêu cầu thời gian giao khác nhau, từ đó người bán có thể cân đối thời gian vận chuyển và ETA sao cho phù hợp.

Vì là ETA mang tính kế hoạch, nên thường có sự sai lệch so với thời gian đến thực tế (ATA). Do đó, chủ hàng cần thường xuyên cập nhật để chủ động về kế hoạch giao nhận hàng.

ETA là gì trong Logistics? So sánh ETD, ETA
ETA là gì trong Logistics? So sánh ETD, ETA

Điểm giống và khác nhau giữa ETD và ETA

Estimated Time of Departure/ Estimated Time of Delivery hay ETA (Estimated Time of Arrival) là hai thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực Logistics. Do có nhiều điểm tương đồng nên mọi người thường hay nhầm lẫn hai thuật ngữ này với nhau. Vậy cụ thể điểm giống và khác nhau đó là gì?

Giống nhau

  • Trên thực tế cả ETD và ETA đều là thuật ngữ dùng để chỉ một mốc thời gian. Tuy nhiên, thời gian thực tế ở đây thường không chính xác vì nó có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, quá trình vận chuyển,…
  • Đều dễ gây ra nhầm lẫn cho khách hàng về thời gian vận chuyển. Cụ thể, mọi người dễ nhầm lẫn giữa Actual Time of Departure (thời gian khởi hành thực tế) – Actual Time of Arrival (Thời gian đến thực tế).
  • Đều là thuật ngữ thông dụng trong ngành Logistics, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Cả hai cụm từ đều chỉ biểu thị cho thời gian dự kiến. Tức đây là khoảng thời gian mà mọi người dự kiến chứ không phải đúng hoàn toàn. Do đó, nó có thể thay đổi hoặc chênh lệch so với thực tế. Vì vậy, bên vận chuyển cần làm rõ với khách hàng đây chỉ là thời gian dự kiến để họ chủ động hơn trong việc chuyển hàng và nhận hàng.

Khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau thì hai thuật ngữ này cũng có một số điểm khác nhau như:

  • Estimated Time of Departure/ Estimated Time of Delivery là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian khởi hành/giao hàng dự kiến. Trong khi đó, Estimated Time of Arrival (ETA) lại là thời gian dự kiến lô hàng đến cảng đích.
  • Estimated Time of Arrival (ETA) là yếu tố dễ thay đổi và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện giao hàng. Theo đó, tùy thuộc vào phương thức vận chuyển lựa chọn, điều kiện chuyển hàng thuận lợi hay không mà thời gian thực tế hàng đến cảng đích sẽ có sự thay đổi so với dự kiến ban đầu. Trong khi đó, Estimated Time of Departure lại được xác định dựa trên hành trình thực tế của phương tiện vận tải.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post