Incoterms (viết tắt của cụm từ International Commercial Terms) là bộ quy tắc được ban hành bởi Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC). Để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán. Incoterms được soạn thảo và sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế. Nhưng cũng có thể sử dụng trong mua bán hàng hóa nội địa nếu các bên dẫn chiếu đến nó.
Mục đích ban hành:
Nhằm giúp các thương nhân và những bên liên quan trên phạm vi toàn cầu có một cách hiểu thống nhất về các nghĩa vụ và quyền hạn cơ bản. Chúng có liên quan đến người bán và người mua trong bán hàng hoá quốc tế. Trên cơ sở đó, hạn chế mức thấp nhất rắc rối về mặt pháp lý và những tranh chấp có thể xảy ra.
Incoterms được soạn thảo và ban hành lần đầu tiên vào năm 1936, sau đó được sửa đổi và ban hành lại vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020. Lịch sử ra đời và phát triển của Incoterms đã trải qua một hành trình dài từ khoảng năm 1911.
Quá trình ra đời và phát triển:
Dưới đây là một số điểm quan trọng trong quá trình này:
-
Năm 1923:
ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (Commercial Trade Terms). Một trong những nhiệm vụ của ICC sau khi ra đời và thúc đẩy thương mại quốc tế. Muốn vậy phải thống nhất các điều kiện thương mại mà các thương nhân đang dùng. Việc này đã được thực hiện thông qua một nghiên cứu 6 điều kiện thương mại thông dụng nhất ở 13 nước. Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào năm 1923, nhấn mạnh sự khác biệt, không thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại.
-
Năm 1928:
ICC triển khai lần nghiên cứu thứ hai. Lần này nghiên cứu đã mở rộng ra việc giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại 30 nước.
-
Năm 1936:
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành ra đời. Các điều kiện bao gồm FAS, FOB, C&F, Ex Ship và Ex Quay.
-
Năm 1953:
Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II, các phiên bản bổ sung của Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950. Đến năm 1953, phiên bản đầu tiên của Incoterms phát hành lại. Ba điều kiện mới được bổ sung dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR, FOT.
-
Năm 1967:
ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incotermsnosi về việc giải thích sai của phiên bản trước đó. Hai điều kiện mới được bổ sung DAF và DDP.
-
Năm 1976:
Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không tăng lên trong giai đoạn này. Đây là nguyên nhân của việc bổ sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport
-
Năm 1980:
Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hoá bằng container trong bối cảnh này. Cùng với quá trình xử lý chứng từ mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms. Phiên bản mới đã bổ sung thêm điều kiện FRC (Fres Carier), quy định cho trường hợp hàng hoá được giao tại một địa điẻm ở trên bờ. Chẳng hạn như CY (Container Yard) chứ không phải lan can tàu.
-
Năm 1990:
Đã đơn giản hoá điều kiện Free Carrier bằng cách bỏ hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể. Ví dụ như FOR, FOT, FOB Airpot. Tất cả được thay thế bằng FCA (Free Carrier… at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại điểm chỉ định).
-
Năm 2000:
Mục “giấy phép, uỷ quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất.
-
Năm 2010:
Incoterms 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm các điều kiện DAT, DAP. Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc hợp tác. Những thay đổi để thực hiện việc bán hàng nhiều lần trong hành trình (strings sales).
Như vậy, Incoterms không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động logistics và giao dịch thương mại quốc tế, mà còn giúp tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong việc thực hiện các hợp đồng mua bán quốc tế.
-
Năm 2020:
Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nội dung bao gồm 11 điều kiện, trong đó thay thế điều kiện DAT thành DPU. Cụ thể, bao gồm các điều kiện sau: FOB, FAS, CIF, CFR, EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP.
Liên hệ tư vấn để được biết thêm các thông tin và dịch vụ vận chuyển đường biển tại Vietship
Xem thêm: Thủ Tục Dịch Vụ Hải Quan Hàng Gia Công
Xem thêm: Khám phá cách gửi tranh thêu từ Đồng Tháp đi Pháp nhanh chóng