Phân biệt Consignee-Buyer/ Shipper-Seller

Phân biệt Consignee-Buyer/ Shipper-Seller

Phân biệt Consignee-Buyer/ Shipper-Seller

Làm xuất nhập khẩu cần phải biết rõ về bản chất và cách sử dụng các thuật ngữ logistics cơ bản: shipper, consignee, Seller/Vendor, buyer. Cầm trên tay bộ chứng từ bạn phải biết rõ ai là người chuyên chở chủ hàng thực sự là ai. Cùng Vietship phân tích rõ hơn tại đây.

Phân biệt Consignee-Buyer/ Shipper-Seller
Phân biệt Consignee-Buyer/ Shipper-Seller

Làm sao để phân biệt shipper-consignee và seller-buyer

  • Thông thường, hợp đồng ngoại thương sẽ có 2 chủ thể rõ ràng là Seller và Buyer nhưng trong các chứng từ vận đơn lại sử dụng thuật ngữ Shipper và Consignee.
  • Trong các hợp đồng mua bán, người bán sẽ được gọi là Seller hoặc Export. Khi phát hành letter of credit (thư tín dụng thanh toán ), người bán không còn được gọi là seller mà đổi thành Beneficiary (người thụ hưởng) và người mua lúc này sẽ được gọi là Remitter – nghĩa là người gửi tên hoặc người thanh toán.
  • Còn khi phát hành vận đơn Bill of lading thì người bán sẽ được gọi là Shipper, người mua sẽ được gọi là Consignee.
  • Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp thuê một đơn vị trung gian làm người đại diện gửi hàng. Khi đón, bên xuất khẩu sẽ cần phải nắm rõ được xem ai là người bán, ai là người mua. Khi nắm rõ được thì bạn sẽ tránh được các rủi ro không mong muốn.
  • Khi đó, shipper chỉ đóng vai trò là đơn vị trung gian mua hàng và shipper sẽ bán lại hàng cho nhà nhập khẩu. Bên mua cũng có thể nhớ công ty Forwarder (FWD) nhận hàng để đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ và giảm thiểu chi phí,…

Shipper / Seller thể hiện trên chứng từ

  • Seller: là người bán hàng thực sự, hay nhà xuất khẩu đầu tiên, có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và thu về số tiền cuối cùng. Trong một số trường hợp, nếu người bán có đủ tư cách pháp lí và trực tiếp xuất hàng đi nước khác thì Seller cũng chính là người đứng tên thông tin Shipper trên vận đơn.
  • Shipper: là nhà vận chuyển, đảm nhiệm việc giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận về thời gian, lịch tàu, hãng bay . Trong một số trường hợp, shipper sẽ là các công ty Forwarder do người bán là Seller ủy thác làm nhiệm vụ xuất hàng- hoặc trường hợp nếu doanh nghiệp trực tiếp làm việc với các đơn vị vận chuyển với các doanh nghiệp lớn như: SamSung, công Ty VinaCafe ( cam kết được sản lượng với hãng tàu) thì đó cũng chính là người bán thực thụ.
Phân biệt Consignee-Buyer/ Shipper-Seller
Phân biệt Consignee-Buyer/ Shipper-Seller

Buyer / Consignee trên chứng từ là gì

  • Buyer: là người nhập khẩu, là doanh nghiệp cuối cùng nhận hàng và chịu trách nhiệm và đứng tên trong hợp đồng mua bán, chịu trách nhiệm thanh toán cho lô hàng của mình. Nếu trường hợp buyer tự đứng tên và chịu trách nhiệm nhập hàng với hãng vận tải thì khi làm Bill off lading Buyer cũng sẽ đứng tên ở khung Consignee. Lúc này, người bán cũng chính là người nhận hàng.
  • Consignee: là người nhận hàng từ shipper hoặc người bán.Thực tế, rất nhiều  buyer không có chức năng nhập khẩu,  muốn đơn giản hóa thủ tục giao cho bên thứ ba đứng ra làm thủ tục. Thì khi đó consignee sẽ là bên thứ ba. Và khi nhận hàng xong bên thứ ba này mới giao lại cho người nhập khẩu là Buyer. Lúc này Consignee  cũng chính là forwarder đầu nhập với trường hợp thuê dịch vụ hoặc thuê nhập ủy thác.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng từ hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu – thủ tục hải quan, liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post