Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế

Bên cạnh các chi phí chính, tùy theo từng quốc gia hoặc từng thời điểm sẽ phát sinh thêm các loại phụ phí khác nhau khi giao thương hàng hóa. Để giúp bạn xác định chi phí xuất nhập khẩu một cách chi tiết nhất, cùng Vietship điểm qua một số loại phụ phí thường gặp trong vận chuyển đường biển quốc tế ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế
Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế

Phụ phí vận chuyển đường biển là gì? Tại sao lại phát sinh phụ phí?

Phụ phí vận chuyển (surcharge) là một khoản phí phát sinh ngoài chi phí chính mà chủ hàng hoặc forwarder phải trả trong suốt quá trình vận chuyển. Các khoản phụ phí này thường xuất hiện dưới dạng phí dịch vụ hoặc phí xử lý.

Việc phát sinh phụ phí đến từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng thường gặp nhất là:

  • Quy định phí bắt buộc khi muốn xuất nhập khẩu
  • Quy định của bên hải quan nước nhập khẩu
  • Giá nhiên liệu tăng
  • Cảng bị trì hoãn
  • Mùa cao điểm

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế

Phí DOC – Phí chứng từ

Phí chứng từ – hay còn gọi là phí phát hành Bill of Lading. Đây là loại phí phổ biến nhất trong vận chuyển đường biển quốc tế. Khi phía hãng tàu hoặc forwarder phát hành B/L (Bill of Lading) thì chủ hàng/doanh nghiệp sẽ trả chi phí để làm các vận đơn và chứng từ này.

Phí THC – Phụ phí xếp dỡ tại cảng

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí được thu trên mỗi container, nhằm bù vào các chi phí của hoạt động làm hàng tại cảng như xếp dỡ, tập kết hàng,…

Phí Handling – Phụ phí xử lý hàng hóa

Phụ phí xử lý hàng hóa là phí do hãng tàu hoặc forwarder thu nhằm bù đắp phí tổn cho các công việc thực hiện lô hàng như phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm thủ tục D/O, phí làm bản kê khai hải quan (manifest),… Cần phân biệt giữa phụ phí xử lý hàng hóa và phụ phí xếp dỡ tại cảng vì tên gọi của hai loại phụ phí này khá giống nhau, khiến nhiều người nhầm lẫn.

Phí CFS – Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng

Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng là chi phí được thu bởi các hải quan tại cảng vào các hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng và kho CFS cho mặt hàng lẻ.

Các loại phí/phụ phí áp dụng cho từng thị trường quốc gia

Phí AMS – Phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng đi Mỹ, Canada

Phí AFR – Phí truyền dữ liệu hải quan đối với hàng đi Nhật

Phí AFS – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc

Phí ENS – Phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào Liên hiệp châu Âu (EU)

Phí ISF – Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ cho consignee

Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế
Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển quốc tế

Các loại phí/phụ phí khác

Phí D/O (Delivery Order) – Phí lệnh giao hàng

Phí bill (Bill of Lading) – Phí làm bill

Amendment fee – Phí chỉnh sửa bill

Phí courier fee – Phí chuyển chứng từ đề đối với vận đơn gốc

Phí det (Detention) – Phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu

Phí dem (Demurrage) – Phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu

Phí CIC (Container Imbalance Charge) – Phí mất cân bằng container

Phí lift on/lift off – Phí nâng/hạ container

Phí RR (Rate Restoration Container) – Phí trả container

Cleaning fee – Phí vệ sinh container

Phí Telex –  Phí điện giao hàng

Phí Seal – Phí niêm chì

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) – Phụ phí nhiên liệu

Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security) –  Phụ phí an ninh

Phí PSS (Peak Season Surcharge) – Phụ phí mùa cao điểm

Phí PCS (Port Congestion Surcharge) – Phí tắc nghẽn cảng

Phí LSS (Low Sulphur Surcharge) – Phụ phí giảm thải lưu huỳnh,

Phí CAF (Currency Adjustment Factor) – Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Phía trên là một số loại phụ phí thường gặp trong vận chuyển đường biển quốc tế mà Vietship muốn đề cập đến bạn. Việc nắm rõ phụ phí không những giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tránh bị thu các khoản phí không rõ lý do mà còn tối ưu hóa vấn đề chi phí vận tải khi sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài hoặc thuê hãng vận chuyển.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng từ hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu – thủ tục hải quan, liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post