PHÍ PSS LÀ GÌ? HẠN CHẾ PHÍ PSS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CÁCH NÀO?

PHÍ PSS LÀ GÌ? HẠN CHẾ PHÍ PSS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CÁCH NÀO?

PHÍ PSS LÀ GÌ? HẠN CHẾ PHÍ PSS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CÁCH NÀO?

Trong hoạt động xuất nhập khẩu có rất nhiều loại phụ phí. Ngoài LSS, GRI, CIC, THC,… thì PSS là loại phụ phí tiếp theo được mọi người nhắc đến khác nhiều. Vậy cụ thể, phí PSS là gì? Làm sao hạn chế được loại phí này khi vận chuyển hàng hóa? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin chi tiết cho bạn.

PHÍ PSS LÀ GÌ? HẠN CHẾ PHÍ PSS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CÁCH NÀO?
PHÍ PSS LÀ GÌ? HẠN CHẾ PHÍ PSS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CÁCH NÀO?

Phí PSS là gì?

PSS là tên viết tắt của cụm từ Peak Season Surcharge có nghĩa là phụ phí mùa cao điểm. Đây là loại phí được các hãng tàu thu vào thời gian cao điểm của hoạt động vận chuyển. Thông thường, thời gian cao điểm được áp dụng thu loại phí này là từ tháng 8 đến tháng 12.

Theo đó, trong mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 12, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và Châu Âu tăng mạnh, các hãng tàu sẽ thu phụ phí mùa cao điểm. Việc thu phụ phí mùa cao điểm là điều cần thiết để giúp hãng tàu bù đắp lại chi phí bỏ ra để duy trì và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của tất cả khách hàng.

Hiện nay, các hãng tàu sẽ có mức thu PSS khác nhau. Bởi vì, phụ phí mùa cao điểm cũng hoạt động tương tự như phí GRI, căn cứ trên nhu cầu thực tế của tuyến vận tải mà họ sẽ tăng hoặc giảm phí PSS cho phù hợp.

Làm sao hạn chế được phí PSS khi xuất nhập khẩu hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa đến thị trường Mỹ hoặc Châu Âu vào mùa cao điểm, với nhiều người mà nói việc thu phụ phụ phí mùa cao điểm không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, việc thu thêm khoản phí này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tổng phí phải trả cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của họ. Do đó, để hạn chế được phụ phí mùa cao điểm khi xuất nhập khẩu hàng hóa, bạn cần “bỏ túi” cho mình những lưu ý sau:

Lập kế hoạch chi tiết trước khi vận chuyển

Trong mùa cao điểm, hoạt động vận chuyển thường rơi vào tình trạng “quá tải”. Nhiều hãng tàu không thể đáp ứng được hết nhu cầu vận chuyển cho khách hàng. Thậm chí, một số container hàng hóa có thể bị tắc nghẽn khi vận chuyển. Vì vậy, trước khi chuyển hàng vào thời điểm này, bạn cần chú ý xây dựng cho mình một kế hoạch vận chuyển chi tiết.

Theo đó, bạn cần xác định xem hàng hóa nào cần ưu tiên vận chuyển trước, hàng hóa nào có thể chuyển đi sau. Việc phân bổ thời gian giao hàng phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế được khá nhiều phụ phí mùa cao điểm khi vận chuyển.

Cân nhắc về thời gian vận chuyển dài hơn

Ngoài việc lập kế hoạch chi tiết, bạn còn phải cân nhắc về thời gian vận chuyển hàng hóa. Theo đó, bạn có thể xem xét việc kéo dài thời gian vận chuyển cho lô hàng. Bởi, khi kéo dài thời gian vận chuyển, hàng hóa đến cảng không gặp phải tình trạng tắc nghẽn. Nhờ đó, bạn tránh được tình huống hàng bị giữ lại cảng trong vài ngày và gây ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa.

Hạn chế vận chuyển hàng hóa qua bên trung gian

Để đảm bảo hàng được chuyển đi nhanh chóng và phát sinh phí PSS ở mức thấp nhất, bạn nên hạn chế chuyển hàng qua bên trung gian. Tức là bạn nên chọn những hãng tàu trực tiếp vận chuyển chứ không phải phụ thuộc vào bên thứ 3. Đảm bảo được yếu tố này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí vận chuyển hiệu quả.

PHÍ PSS LÀ GÌ? HẠN CHẾ PHÍ PSS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CÁCH NÀO?
PHÍ PSS LÀ GÌ? HẠN CHẾ PHÍ PSS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CÁCH NÀO?

Các loại phụ phí trong hoạt động xuất nhập khẩu gồm những loại nào?

Ngoài phụ phí mùa cao điểm, trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa còn có nhiều loại phụ phí khác. Một số loại phụ phí có thể kể đến như:

  • Phụ phí tắc nghẽn cảng – PCS (Port Congestion Surcharge): Đây là phí được áp dụng khi cảng xếp hàng hoặc dỡ hàng gặp phải tình trạng ùn tắc dẫn đến tàu vận chuyển bị chậm và làm phát sinh chi phí liên quan.
  • Phụ phí biến động giá nhiên liệu – BAF (Bunker Adjustment Factor): Đây là phụ phí được hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động. BAF áp dụng cho tuyến vận tải Châu Âu.
  • Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ – CAF (Currency Adjustment Factor): Đây là phụ phí được hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp cho chi phí phát sinh do tỷ giá ngoại tệ có sự biến động.
  • Phụ phí mất cân đối vỏ container – CIC (Container Imbalance Charge): Là khoản phí mà hãng tàu thu để bù đắp cho chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi thừa container đến nơi thiếu container.
  • Phụ phí xăng dầu – EBS (Emergency Bunker Surcharge): Tương tự như BAF, phụ phí EBS được hãng tàu thu khi giá xăng dầu trên thế giới có sự biến động. Tuy nhiên, EBS được áp dụng thu cho các tuyến hàng đi Châu Á.
  • Phụ phí cước vận chuyển tăng – GRI (General Rate Increase): Đây là phụ phí được hãng tàu thu khi nhu cầu cung – cầu có sự tăng lên đột ngột. Thông thường, phí được thu vào những mùa cao điểm của hoạt động vận chuyển.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu – thủ tục hải quan, liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post