RỦI RO TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

RỦI RO TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
ICC được viết tắt từ: Institute Cargo Clause

  • ICC 1982 và ICC 1990 do Luật và tập quán Anh chi phối. Việt Nam cũng có một bộ luật gần giống vậy QTCB 2004 và do Luật Việt Nam chi phối. việc chọn lựa bộ luật nào thì tùy vào các bên và nếu có tranh chấp sau này thì sẽ xử theo Luật chi phối đó.
  • Chỉ áp dụng vao bảo hiểm hàng hải.

Bảo hiểm vận chuyển đường biển được chia làm 3 loại A, B và C

Khái niệm về rủi ro – Nguyên nhân gây ra rủi ro

  • Thiên tai: là những rủi ro của các hiện tượng tự nhiên mà con người không thể chi phối. Và không thể điều khiển được như mưa, bão, gió lớn, sóng cao, …
  • Tai nạn bất ngờ cho tàu trên biển: là những tai nạn mà xảy ra trực tiếp với con tàu đi biển. Tàu đâm vào đá ngầm, tàu đâm vào tảng băng trôi,…
  • Rủi ro do những hành động liên quan đến chính trị xã hội hay là do người được hưởng bảo hiểm gây nên.
  • Rủi ro do hành động riêng lẻ nào đó của con người.
  • Các nguyên nhân khác – thường đây là những rủi ro như hàng bị rách, mất mùi, vỡ, biến dạng,…

Phân loại rủi ro dựa vào nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

RỦI RO TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
RỦI RO TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
  • Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm bao gồm:

    • Rủi ro mắc cạn: tàu bị mắc cạn là khi đáy tàu chạm đất. Hoặc chạm phải chướng ngại vật và làm cho con tàu không thể chuyển động được.

+ Mắc cạn (stranding): là khi đáy tàu chạm phải mặt đất hoặc chạm phải chướng ngại vật khác làm tàu không thể chuyển động được. Thường phải có một ngoại lực khác để kéo tàu ra khỏi nơi mắc cạn.

+ Nằm cạn (gronding): là khi con tàu đang ở trong tư thế bình thường, nhưng rồi sự cố xảy ra. Ví dụ: tàu bị chạm đáy do thủy tiều rút xuống, phải dừng lại một thời gian chờ thủy triều lên mới có thể ra khỏi nơi nằm cạn và tiếp tục hành trình.

Như vậy, tàu thường bị vướng hay mắc cạn theo con nước có tính chất định kỳ (nằm cạn) thì không thể gọi là tai nạn bất ngờ. Do đó trong bộ các điều khoản bảo hiểm 1963 nhà bảo hiểm không chịu bồi thường cho những tổn thất do nằm cạn gây ra. Tuy nhiên, trong bộ các điều khoản bảo hiểm 1982. Phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm cả mắc cạn và nằm cạn.

  • Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: 

Loại này thường là rủi ro do hành vi cố ý của thuyền trưởng. Thủy thủ cà những người có liên quan, những hao hụt tự nhiên.

  • Loại 3: Những rủi ro đặc biệt:

Chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển thường được bảo hiểm. Nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ nhận được bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí. Đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.

Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bảo hiểm bồi thường.

Rủi ro bảo hiểm riêng (rủi ro loại trừ tương đối)

Là những rủi ro bị loại trừ đối với các điều kiện tiêu chuẩn, nếu chủ hàng hoặc tàu muốn được bảo hiểm thì phải mua riêng như: rủi ro chiến tranh (war risk), rủi ro đình công (strike riots & civil commodition).

Rủi ro loại trừ (rủi ro loại trừ tuyệt đối)

Là những rủi ro không được bảo hiểm với bảo hiểm hàng hải trong những trường hợp sau:

  • Buôn lậu
  • Lỗi của người được bảo hiểm
  • Tàu không đủ khả năng đi biển
  • Tàu đi chệch hướng
  • Nội tỳ
  • Ẩn tỳ
  • Mất khả năng tài chính của chủ tàu

Lưu ý: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng đối với các hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, hàng hóa đông lạnh, thịt đông lạnh.

Xem thêm: Quy trình khai báo hải quan điện tử

Xem thêm: Gửi đồ nội thất đi Mỹ đường biển giá rẻ

Rate this post