Tại sao phải phân loại và áp mã hàng hóa trong lĩnh vực hải quan

Tại sao phải phân loại và áp mã hàng hóa trong lĩnh vực hải quan

Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Hãy cùng Vietship tìm hiểu tại sao phải phân loại và áp mã hàng hóa trong lĩnh vực hải quan nhé!

Hải Quan Việt Nam
Hải Quan Việt Nam

Phân loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan nhằm mục đích gì?

Căn cứ vào Điều 26 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:                          – Phân loại hàng hóa:

1.Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

2.Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.

3.Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.

4.Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

5.Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra về khai tên hàng, mã số hàng hóa

  • Kiểm tra tên hàng nhằm mục đích xác định loại hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua đó đối chiếu với chính sách quản lý mặt hàng để xác định rõ với hàng hóa đó có bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu không hay thuộc loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.
  • Việc phân loại, xác định mã số hàng hóa theo danh mục HS là một nghiệp vụ hải quan hết sức quan trọng, bởi nếu xác định mã số hàng hóa không đúng sẽ dẫn đến áp mã thuế sai và sự áp sai mã thuế sẽ làm sai lệch cơ bản nghĩa vụ thuế dẫn đến có thể thất thu cho Ngân sách nhà nước hoặc thiệt hại đến chính lợi ích của doanh nghiệp.
  • Khi thực hiện kiểm tra mã số hàng hóa cần kiểm tra việc áp dụng các qui tắc phân loại hàng hóa theo danh mục HS và Danh mục AHTN cùng Biểu thuế quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc phân loại, xác định mã số hàng hóa theo danh mục HS là một nghiệp vụ hải quan hết sức quan trọng, bởi nếu xác định mã số hàng hóa không đúng sẽ dẫn đến ÁP MÃ THUẾ SAI và điều đó sẽ làm sai lệch cơ bản nghĩa vụ thuế dẫn đến việc:

  • Thứ nhất, phân loại đúng mã HS giúp doanh nghiệp xác định đúng % thuế suất theo quy định của nhà nước, từ đó nộp đủ các loại thuế cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều lần hay phải làm thủ tục hoàn thuế, gây mất nhiều thời gian và công sức.
  • Thứ hai, với việc xác định mã HS đúng, doanh nghiệp sẽ được hưởng các lợi ích từ các FTA đúng theo quy định.
  • Thứ ba, nếu xác định HS code đúng từ trước khi hàng về, doanh nghiệp tìm hiểu được các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu, từ đó có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ.
  • Thứ tư, Thất thu cho Ngân sách nhà nước
  • Thứ năm, Thiệt hại cho lợi ích doanh nghiệp

Nếu áp mã HS sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí, cũng có nhiều trường hợp vì áp sai mã HS mà doanh nghiệp đã nộp số tiền thuế nhiều hơn số tiền lẽ ra phải nộp và kể cả khi đã được thông quan thì việc áp sai mã HS sẽ gây rắc rối cho quá trình kiểm tra sau thông quan của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Khi một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nếu áp sai mã HS code, lúc hàng về đến kho/ cảng, mở tờ khai và nộp thuế xong thì hải quan cho biết là bị sai mã HS code, cần áp mã HS khác, cần kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy và nộp thêm thuế. Vì không có sự chuẩn bị trước để chuẩn bị giấy tờ nên doanh nghiệp sẽ mất thời gian làm các thủ tục hơn, phải nộp thuế nhiều lần và chờ vào thuế, phát sinh lưu kho bãi và gây chậm tiến độ giao hàng.

Tóm lại những việc phân loại mã hàng đúng đều dẫn tới việc tiết kiệm chi phí, thời gian, tránh phát sinh phí xử lí hải quan, phí lưu kho lưu bãi và đảm bảo lấy hàng nhanh để tránh ảnh hưởng tiến độ giao hàng và các dự án,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Vietship nhé! Để biết thêm thông tin, hãy đến với Vietship qua Hotline để được tư vấn nhé!

Gom hàng lẻ từ Cần Thơ đi United Arab Emirates– UAE giá tốt

Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu của Indochina Post

Rate this post