Vận chuyển hàng hóa bằng container – Những điều cần lưu ý
Quý khách có nhu cầu hoặc muốn tìm hiểu về vận chuyển hàng hóa bằng container: nội địa hoặc xuất nhập khẩu? Quý khách chưa biết rõ phải làm như thế nào? Hoặc chưa biết liên hệ với ai?
Nếu vậy, bài viết này dành cho Quý khách.
Trước hết, tôi muốn làm rõ thêm một chút về lý do:
Ưu điểm Vận chuyển hàng bằng container?
Điều này cũng khá đơn giản thôi, vì hình thức vận tải này ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào những đặc điểm ưu việt nổi bật của nó.
Thường gắn liền với hình thức tàu chợ, hay tàu định tuyến. Nghĩa là vận chuyển bằng tàu container chuyên tuyến, có lịch trình và biểu cước thông báo trước. Bạn muốn vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đi Hàn Quốc? Sẽ có tàu hàng tuần để phục vụ bạn. Tương tự, bạn muốn chuyển hàng từ Hải Phòng vào Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng sẽ có tàu container nội địa gần như hàng ngày đáp ứng nhu cầu đó.
Linh hoạt về lịch trình.
Trừ những cảng khó khăn như châu Phi, hoặc Trung Mỹ, những cảng lớn trên thế giới (ví dụ Singapore, Hongkong, Tokyo, Hamburg, New York, Los Angeles…) đều có tàu ghé cảng Việt Nam với lịch tàu hàng tuần (có thể phải chuyển tải)
Linh hoạt về lượng hàng:
chỉ vài chục kilogram, cũng có thể bố trí được – gửi hàng lẻ (LCL). Tất nhiên sẽ thuận lợi hơn nếu bạn có đủ hàng để đóng nguyên một hoặc nhiều container. Nếu đi tàu hàng rời, lô hàng cần đáp ứng mức tối thiểu, cỡ vài ngàn tấn trở lên.
Giá cước vận chuyển hợp lý:
so với những phương thức vận tải khác như đường hàng không, đường sắt, đường bộ.
Tinh linh hoạt nhờ công cụ mang hàng chuẩn quốc tế (ISO container) có thể kết hợp với nhiều phương thức vận tải khác, tạo thành vận tải đa phương thức. Nhờ đó cung cấp giải pháp vận tải an toàn, thuận tiện từ Cửa-tới-Cửa (Door-to-Door) cho khách hàng.
• Hàng có khối lượng tương đối lớn (chẳng hạn vài chục tấn), có thể đóng một hoặc nhiều container, vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển từ cảng Hải Phòng vào cảng Sài Gòn hoặc ngược lại. Trên tuyến này, hàng chủ yếu qua lại giữa hai cảng nêu trên. Rất ít khi tàu container nội địa ghé những cảng khác như Đà Nẵng hay Quy Nhơn.
Bạn cũng nên lưu ý rằng, trên tuyến này chỉ vận chuyển hàng nguyên container (FCL) chứ không chạy hàng lẻ (LCL) nhé. Nếu muốn chạy khối lượng ít hơn, vài tấn (mét khối) hàng thì nên chọn xe tải Bắc-Nam sẽ phù hợp hơn (Tìm hiểu thêm về Thuê xe tải).
• Hàng xuất nhập khẩu
Đa phần hàng xuất nhập khẩu thông thường đều có thể phù hợp với vận chuyển bằng container đường biển. Những mặt hàng này bao gồm cả chủ lực của Việt Nam như gạo, tiêu, điều, cà phê… đến những mặt hàng công nghệ cao như máy móc, thiết bị, đồ điện tử…
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mọi thương phẩm ra hoặc vào Việt Nam đều đưa hết vào container. Sẽ có những mặt hàng không thực sự phù hợp, và tôi sẽ liệt kê dưới đây…
Loại hàng không phù hợp vận chuyển bằng container
Có thể nói, những mặt hàng, hoặc lô hàng như dưới đây không phù với việc chuyển bằng tàu container. Và hình thức thay thế tôi sẽ viết kèm theo như sau:
• Những lô hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh, chẳng hạn như: đồ trang sức, hoa tươi… Những trường hợp này thì nên chuyển bằng đường hàng không với chi phí cao nhưng nhanh và an toàn.
• Những lô hàng có khối lượng lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên): gạo, quặng, vôi, phân bón… Loại này thích hợp với chuyển bằng tàu hàng rời, kích cỡ lớn nhỏ phù hợp với lô hàng.
• Những loại hàng cần vận chuyển bằng tàu chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, ô tô … Tất nhiên với khối lượng ít, chúng vẫn có thể được vận chuyển container chuyên dùng.
Và khi hàng của bạn thực sự phù hợp, và bạn muốn chuyển hàng bằng container đường biển? Vậy sẽ phải làm gì?
Đây là những bước phải thực hiện.
Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng container
1. Liên hệ với hãng tàu để tìm tàu phù hợp lịch trình. Với đa số các tuyến đều có tàu chạy theo tần suất cố định, ít nhất là hàng tuần. Và cũng thường có nhiều hãng tàu để bạn lựa chọn.
2. Hỏi giá cước vận chuyển và các chi phí liên quan, sau đó mặc cả (nếu phù hợp). Bạn nên lưu ý về những phụ phí phát sinh, vì chúng có thể lớn hơn nhiều so với cước biển.
3. Ký thỏa thuận lưu khoang. Báo cho hãng tàu những thông tin cần thiết như tên hàng, số lượng container, cảng khởi hành, cảng đích, chuyến tàu dự kiến… Họ sẽ gửi bạn Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note).
4. Đóng hàng vào container, chuyển về cảng
5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
6. Làm thủ tục chứng từ
Với hàng nhập khẩu mà bạn phải lo khâu vận chuyển hàng hóa (tương ứng với những điều kiện thương mại như CIF hay DDU), cách làm cũng gần giống như các bước trên. Tuy nhiên, khi đó bạn nên làm việc với một công ty forwarder. Họ có nhân viên sales hàng nhập, trong khi nhân viên sales hãng tàu thường chỉ tập trung cho hàng xuất khẩu.
Và nếu bạn thấy còn băn khoăn, hoặc thấy những bước thủ tục nêu trên phức tạp hay quá khó hiểu. Hoặc bạn không muốn mất nhiều thời gian vào việc thu xếp thủ tục cho lô hàng. Hãy chuyển phần công việc kém thú vị đó cho công ty vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp.
Hãy liên hệ với tôi để biết thêm thông tin hoặc yêu cầu báo giá