Tìm hiểu ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các loại ETC nào?

Tìm hiểu ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các loại ETC nào?

Tìm hiểu ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các loại ETC nào?

ETC là danh từ khá quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. ETC trong xuất nhập khẩu là gì? nó có ý nghĩa như thế nào?

Tìm hiểu ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các loại ETC nào?
Tìm hiểu ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các loại ETC nào?

1. ETC trong xuất nhập khẩu là gì?

Trong xuất nhập khẩu, ETC là từ viết tắt: Estimated Time of Completion là thời gian hoàn thành dự kiến. Tức là khi nhắc đến ETC là nói đến khoảng thời gian dự kiến hoàn thành công việc hay công đoạn nào đó trong chuỗi cung ứng của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế.

Thông qua ETC,các bên có liên quan sẽ nắm được thông tin về tình hình của lô hàng để có những kế hoạch phù hợp với tình trạng hiện tại. Từ đây, dựa vào ETC có thể tính được các công việc tiếp theo để công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, không gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nguồn tài chính, nhân sự phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, cung ứng hàng hóa.

2. Các loại ETC trong xuất nhập khẩu

Mỗi công đoạn thực hiện trong suốt chuỗi cung ứng, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ cần một khoảng thời gian thực hiện nhất định. Do đó, ETC được phân ra thành các loại như sau:

Quản lý bán hàng và thương mại

Hoạt động chủ yếu là trao đổi, mua bán và vận chuyển hàng giao cho khách. Như vậy, thời gian ETC sẽ chủ yếu xuất hiện trong việc giao hàng. Thông thường, nếu mua sắm trực tiếp thì thời gian giao hàng sẽ được diễn ra luôn. Nhưng đối với những trường hợp mua sắm online thì thời gian ước tính sẽ nằm trong khoảng từ 1 – 2 ngày hoặc 3-5 ngày,…

Hoạt động mua sắm

Thời gian để người bán chuẩn bị sản phẩm hoàn thiện, cung cấp cho người mua. Tại đây, bên mua có thể nắm được thông tin về thời gian nhận sản phẩm cần mua.

Trong việc quản lý bán hàng và thương mại

Yếu tố quyết định về thời gian hoàn thành của giai đoạn này là khoảng cách địa lý. Thời gian giao động trong khoảng từ 1-5 ngày để hàng hóa đến được tay khách hàng.

Trong sản xuất hàng hóa

Thời gian hoàn thành trong sản xuất là các thông số dữ liệu, yêu cầu phải có tính chính xác cao. Do đó, ETC sẽ giúp các doanh nghiệp tính toán được từng thời điểm diễn ra các hoạt động cho sản phẩm như ra mắt, vòng đời, các đánh giá khách quan tại thị trường tại thời điểm đó. Từ đây doanh nghiệp có thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh hợp lý hơn.

Hậu cần và phân phối

Thời gian hoàn thành của chuỗi cung ứng hậu cần và phân phối luôn được chú trọng. ETC giúp chuỗi cung ứng được hoạt động hiệu quả và chính xác hơn. Thông qua đó, các bên đối tác có thể nắm được khoảng thời gian các sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng hoặc các đại lý phân phối sản phẩm. Nên ETC giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được phương án kinh doanh và vận hành tốt nhất.

3. Có thể tối ưu hóa thời gian dự kiến hoàn thành được không?

Thời gian dự kiến hoàn thành nhanh chóng sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều khoản chi phí cũng như đảm bảo chính xác cho các kế hoạch hoạt động của đơn vị. Để tối ưu thời gian dự kiến, các bạn có thể thực hiện các giải pháp sau:

– Tính toán, đo lường chính xác các khoảng thời gian cung cấp

Để đảm bảo đo lường chính xác được khoảng thời gian cung cấp hàng hóa, người thực hiện cần làm chi tiết từ những công việc phải thực hiện, thứ tự quy trình thực hiện, mỗi công đoạn được chia thành các mục nhỏ để phân tích chính xác, đưa ra được thời gian hoàn thành dự kiến chính xác nhất.

– Tìm hiểu và phân tích quá trình một cách chi tiết

Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn xác định được thời gian dự kiến hoàn thành. Người thực hiện sẽ nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu chính xác về từng công đoạn theo các quá trình, diễn biến thực hiện. Sau đó tính toán và xác định khoảng thời gian hoàn thành của từng yếu tố. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tính thêm thời gian phát sinh nếu xảy ra sự cố bất ngờ khi thực hiện.

Tìm hiểu ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các loại ETC nào?
Tìm hiểu ETC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các loại ETC nào?

4. Tầm quan trọng của ETC trong xuất nhập khẩu

Trong một số đơn vị doanh nghiệp hoặc cá nhân thường không quá chú ý đến vai trò của ETC trong quá trình xuất nhập khẩu. Nhưng trong thực tế, ETC lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu.

Chủ động theo dõi quy trình thực hiện của đơn hàng. Từ đó đưa ra được phương án tối ưu cho các hoạt động khác của tổ chức được thực hiện xuyên suốt. Các công đoạn, kế hoạch thực hiện các công việc được rõ ràng, tránh trùng lặp gây ảnh hưởng đến tiến độ và các nguồn lực khác.

Xác định đúng thời gian dự kiến hoàn thành cũng giúp doanh nghiệp tạo thêm niềm tin đối với khách hàng về tiến độ, chất lượng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Việc đúng thời điểm giao hẹn sẽ giúp cả hai bên đạt được những thỏa thuận dễ hơn và tăng được mối quan hệ bền và hợp tác lâu dài.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

5/5 - (1 bình chọn)