MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA INCOTERMS 2020

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA INCOTERMS 2020

Incoterms là văn bản/ bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế liên quan tới vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán được 2 bên giao kết.

 International Chamber of Commerce, ICC (Phòng Thương mại Quốc tế)
International Chamber of Commerce, ICC (Phòng Thương mại Quốc tế)

Lịch sử phát triển Incoterms

Incoterms 1936 gồm 7 điều kiện: EXW, FCA , FOT/FOR, FAS, FOB, C&F, CIF

Incoterms 1953 gồm 9 điều kiện: Bổ sung DES và DEQ

  • Năm 1967: Bổ sung DAF “giao hàng tại biên giới” và DDP “giao tại đích đã trả thuế”
  • Năm 1976: Bổ sung FOB airport (dựa trên cơ sở điều kiện FOB cùng 1 số đặc điểm riêng để phù hợp với quá trình vận tải hàng không)

Incoterms 1980 gồm 14 điều kiện: Bổ sung CIP và CPT. Cụ thể

-Ex work: giao hàng tại xưởng

-Free carrier (named point): giao hàng cho người vận tải

-FOR/FOT – Free on rail/ free on truck: giao tại toa hay ga đường sắt

-FOB air port: giao tại sân bay

-FAS – Free alongside ship: giao dọc mạn tàu

-FOB – Free on Board: giao trên tàu

-C&F – Cost and Freight: tiền hàng và cước phí

-CIF – Cost, Insurance and Freight: tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí

-Freight (carriage) paid to… cước trả tới đích.

– Freight (carriage) and insurance paid to… tiền cước và phí bảo hiểm đã trả tới…

– Ex ship: giao tại tàu, cảng đến quy định

– Ex quay: giao trên cầu cảng, cảng đến quy định

– Delivered at frontier: giao tại biên giới

– Delivered duty paid: giao tại đích đã nộp thuế

Incoterms 1990 gồm 13 điều kiện chia làm 4 nhóm (E, F, C, D)

  • Bỏ FOA và FOT/FOR
  • Bổ sung DDU

Incoterms 2000: Giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 song sửa đổi 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ.

Khác biệt quan trọng nhất của Incoterms 2000 và Incoterms 1990 là:

-FAS người bán làm thủ tục thông quan (trước đây là nghĩa vụ của người mua)

-Quy định nghĩa vụ bốc dỡ hàng trong điều kiện FCA

-DEQ người mua làm thủ tục thông quan NK (trước đây là nghĩa vụ của người bán)

Incoterms 2010: 11 điều kiện, chia thành 2 nhóm

-Nhóm 1: Áp dụng cho mọi phương thức vận tải gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP

-Nhóm 2: Áp dụng  cho vận tải biển và thủy nội địa có 4 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF

  • Bỏ DES, DEQ, DDU, DAF
  • Bổ sung DAT, DAP
  • Một số sửa đổi khác

Incoterms 2020: 11 điều kiện, chia thành 2 nhóm

Thay DAT bằng DPU và một số sửa đổi khác

-Nhóm 1: Áp dụng cho mọi phương thức vận tải gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DPU, DAP, DDP

-Nhóm 2: Áp dụng  cho vận tải biển và thủy nội địa có 4 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF

MỤC ĐÍCH CỦA INCOTERMS

Thứ nhất, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người bán và người mua trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, gồm:

+ Phân chia chi phí giữa người bán và người mua

+ Xác định địa điểm, tại đó rủi ro mất mát, hư hỏng về hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua.

+ Xác định ai là người có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Chuyển giao chứng từ về hàng hóa.

Thứ hai, Incoterms cung cấp một số thông tin về tạo lập chứng từ (invoice, Transport and Insurance documents). Tuy nhiên, chức năng này chỉ là thứ yếu.

– Thứ ba, tránh sự duy diễn, hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên trong việc phân chia chi phí và chuyển giao rủi ro về hàng hóa

3 mục tiêu của Incoterms gồm:

1.Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng

2.Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán

3.Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm

  • Là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương
  • Incoterm 2010 và Incoterm 2020 đã mở rộng cho cả thương mại nội địa.

Incoterm làm rõ sự phân chia nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua

 

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA INCOTERMS 2020

INCOTERMS 2020
INCOTERMS 2020

 

Thứ nhất, điều kiện FCA (Giao cho người chuyên chở) hiện nay cho phép bên mua chỉ thị cho trung gian vận chuyển hàng hóa cung cấp cho bên bán vận đơn đường biển cùng với phê chú đã chất hàng xuống tàu nhằm đáp ứng được điều khoản của Tín dụng thư. 

Trước đây, nhiều nhà xuất khẩu ưu thích áp dụng điều khoản FOB (Giao trên tàu) để có thể thực hiện thanh toán thông qua Tín dụng thư, cho dù điều khoản FCA thích hợp hơn rất nhiều cho việc vận chuyển nhóm hàng hóa đóng công-ten-nơ bởi vì khoản chênh lệch chi phí vận chuyển giữa FCA và FOB.

Thứ hai, sự ra đời của điều khoản DPU (Giao tại địa điểm đã dỡ xuống) nhằm thay thế điều khoản DAT (Giao tại bến). Lý do của sự thay đổi này là vì thuật ngữ “Terminal” trong điều khoản cũ thường gây ra nhầm lẫn và điều khoản DPU bao gồm đa dạng tất cả các phương thức vận chuyển.

Thứ ba, Sửa đổi CIP (Cước phí và phí bảo hiểm trả tới), bên bán phải mua mức bảo hiểm cao hơn theo điều khoản Bảo hiểm hàng hóa A, lên tới 110% giá trị hóa đơn, một mức bảo hiểm phù hợp hơn đối với nhóm hàng hóa thành phẩm. Đối với điều khoản CIF (Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí) áp dụng cho vận chuyển hàng hóa thô, mức bảo hiểm yêu cầu không thay đổi và được ghi rõ tại điều khoản Bảo hiểm hàng hóa C.

Thứ tư, Các điều khoản FCA (Giao cho người chuyên chở), DAP (Giao tại nơi đến), DPU (Giao tại địa điểm đã dỡ xuống) và DDP (Giao hàng đã nộp thuế) hiện nay tính đến việc bên mua và bên bán tự sắp xếp vận chuyển hàng hóa thay vì sử dụng một bên thứ ba.

Thứ năm, Sự phân bổ chi phí giữa bên mua và bên bán hiện nay đã được liệt kê một cách chuẩn xác hơn nhằm tránh nhầm lẫn.

ĐIỂM MỚI CHỦ YẾU CỦA INCOTERMS 2020

  • DPU thay thế DAT
  • Thay đổi về mức bảo hiểm trong CIP (Mức mua BH cao nhất (nhóm A))
  • Chi tiết, cụ thể hơn vấn đề phân chia chi phí (Cost Allocation)
  • Bổ sung quy định về an ninh vận tải (Transport Sercurity)
  • Bổ sung vấn đề Tự vận tải hàng hóa (Using Own Transport)
  • Vận đơn “hàng đã bốc” trong FCA (On Board BL)
  • Sắp xếp lại thứ tự nghĩa vụ (Verticle) (A1-A10, B1-B10 của từng điều kiện)
  • Bổ sung cách trình bày Horizontal (A1-A10, B1-B10 của tất cả 11 điều kiện)
  • Trình bày rõ ràng, dễ hiểu hơn trong từng điều kiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Vietship nhé!

Để biết thêm thông tin, hãy đến với Vietship qua Hotline để được tư vấn nhé!

Gửi mực khô từ Đà Nẵng đi Nhật giá rẻ nhanh chóng

Dịch vụ khai hải quan tại sân bay Tân Sơn Nhất uy tín nhanh chóng

 

5/5 - (1 bình chọn)